Author Archives: Phòng Nghiệp vụ

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 07.8.2024

Ngày 07/8/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 06 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 01 cơ sở, cụ thể:

– Cơ sở: Lương Thị Hương, địa chỉ: Thôn Phú Cường, xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

– 04 sản phẩm: Giò lợn; Nem chua rán; Nem nắm; Chả cá

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 07.8.2024 như sau:

Hàn Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu bưởi Việt Nam

Bưởi là loại quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, sau Thanh Long và Xoài, góp phần nâng cao thương hiệu, uy tín nông sản Việt.

Ngày 30/7, sau 3 tháng lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã công bố trên website về quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc, theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV). Đây là được xem là thông báo chính thức cho phép việc nhập khẩu bưởi tươi của Việt Nam.

Cục BVTV đánh giá, đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với thị trường 50 triệu dân, Hàn Quốc là thị trường rất tiềm năng cho bưởi Việt Nam – một trong 14 nhóm trái cây chủ lực theo đề án phát triển cây ăn quả mà Bộ NN-PTNT định hướng.

Cả nước hiện có hơn 100.000 ha trồng bưởi, với sản lượng hơn 900.000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 370.000 tấn, được xem là vùng sản xuất trọng điểm.

Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (hơn 8.800 ha), Vĩnh Long (hơn 8.600 ha), Đồng Nai (hơn 5.400 ha). Các giống bưởi nổi tiếng, có tiềm năng xuất khẩu lớn gồm bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều,…

Trước Hàn Quốc, một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, New Zealand… cũng cấp phép cho trái bưởi tươi Việt Nam. Hiện bưởi Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự báo sang năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 14, với sự tham gia của Australia.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam thống kê, cùng với sầu riêng, bưởi là mặt hàng trái cây có giá trị tăng cao, tính từ đầu năm 2023 đến nay.

Sau 2 năm phối hợp, trao đổi thông tin để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại và trải qua nhiều vòng đàm phán, Cục BVTV và APQA đã thống nhất về mặt kỹ thuật trong cuộc họp song phương hồi tháng 4/2024.

Vào ngày 18/7, Cục BVTV đã đăng tải trên website dự thảo các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với quả bưởi tươi của Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc, nhằm giúp các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tìm hiểu và nắm trước thông tin về các quy định này.

Cục đề nghị các bên liên quan tìm hiểu kỹ yêu cầu về kiểm dịch thực vật đối với quả bưởi tươi nhập khẩu vào Hàn Quốc và nhanh chóng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu bưởi sang quốc gia Đông Bắc Á này.

Tại Yên Bái, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu bưởi sang Hàn Quốc, ngày 29/7/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản và tài liệu gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố để phối hợp phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả bưởi về điều kiện và các quy định liên quan đến xuất khẩu bưởi từ Việt Nam sang Hàn Quốc để các cơ sở biết và thực hiện.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 01.8.2024

Ngày 01/8/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 06 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 01 cơ sở, cụ thể:

– Cơ sở: HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, địa chỉ: Thôn Đát Tờ, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

– 06 sản phẩm: Hồng trà 01; Lục trà 01; Bạch trà; Trà móng rồng; Lục trà; Hồng trà

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 01.8.2024 như sau:

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 12.7.2024

Ngày 12.7.2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 04 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 01 cơ sở, cụ thể:

– Cơ sở: Vũ Thị Ngọc, địa chỉ: tổ 12, TT Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

– 04 sản phẩm: Lạp xưởng Kiên Ngọc; Thịt ba chỉ hun khói Kiên Ngọc; Thịt lợn gác bếp Kiên Ngọc; Thịt trâu gác bếp Kiên Ngọc.

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 12.7.2024 như sau:

Bản tin thị trường nông sản tháng 6/2024

Tình hình kinh tế – xã hội khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định, sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước, nuôi trồng thủy sản tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp sáu tháng đầu năm 2024 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5,34% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm.

Về sản phẩm lúa gạo

Diện tích gieo trồng lúa cả nước tính đến giữa tháng 6 năm 2024 đạt 5,03 triệu ha, tăng 0,9%, diện tích thu hoạch lúa đạt 3,48 triệu ha, tăng 0,5% và sản lượng thu hoạch đạt 23,32 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến 15/6/2024, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.825,4 nghìn ha lúa Hè – Thu, bằng 98,3% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.419,3 nghìn ha, bằng 97,8%. Nguyên nhân diện tích gieo trồng lúa Hè – Thu giảm so cùng kỳ do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, mưa đến muộn, thiếu nước tưới nên tiến độ xuống giống muộn. Hiện lúa Hè – Thu các địa phương phía Nam đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đến trỗ chín, các trà lúa phát triển tương đối tốt. Đến nay, có 196,0 nghìn ha lúa Hè – Thu sớm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thu hoạch, bằng 84,0% cùng kỳ năm trước. Từ nay đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD từ các nguồn vốn để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Giá thu mua lúa bình quân tháng 6 tại một số tỉnh ĐBSCL giảṃ nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tại An Giang giá thu mua lúa IR50404 ướt bình quân ở mức 7.275 đồng/kg, giảm 225 đồng/kg so với tháng 5/2024; giá thu mua lúa OM5451 tươi bình quân ở mức 7.329 đồng/kg, giảm 321 đồng/kg. Tại Kiên Giang giá thu mua lúa OM5451 bình quân ở mức 7.575 đồng/kg, giảm 125 đồng/kg.

Về sản phẩm rau, củ, quả

Sản lượng rau các loại 6 tháng năm 2024 đạt 10.381 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023, dự kiến sản lượng rau các loại 9 tháng năm 2024 đạt 13.967 nghìn tấn

Theo Vtv.vn đưa tin, xuất khẩu rau quả tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu NLTS với kim ngạch gần 3,5 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, tăng hơn 28% so với cùng kì năm ngoái. Sầu riêng, thanh long, chuối, v.v. đều là những mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm. Bên cạnh các sản phẩm chế biến, các thị trường chủ lực cũng ghi nhận mức tăng 10-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sản lượng về rau quả tăng lên khoảng 6%/năm, lượng cung rất lớn và ổn định. Nhu cầu của thị trường thế giới tăng lên, từ nay đến hết năm 2024 ngành rau quả Việt Nam vẫn có những điều kiện thuận lợi để phát triển

Một số loại quả:

– Sầu riêng: sản lượng dự kiến tính đến tháng 7 đạt 541,4 nghìn tấn, tập trung nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Vĩnh Long. Giá thu mua sầu riêng có xu hướng giảm, tại Tiền Giang, sầu riêng Ri6 loại 1 bình quân ở mức 66.133 đồng/kg, giảm 4.235 đồng/kg so với tháng 5/2024; sầu riêng Monthong loại 1 bình quân tại ở mức 80.800 đồng/kg, giảm 2.621 đồng/kg.

– Thanh long: sản lượng dự kiến tính đến tháng 7 đạt 679,5 nghìn tấn, sản lượng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An. Giá thu mua thanh long ruột đỏ BQ vẫn đang ở mức cao khiến bà con nông dân phấn khởi, ra sức thâm canh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt khi đây là thời điểm mùa hè, nhu cầu tiêu thụ thanh long tăng đáng kể, cụ thể: tại Tiền Giang giá thu mua thanh long ruột đỏ bình quân ở mức 30.000 đồng/kg, tăng 3.500 đồng/kg so với tháng 5/2024; thanh long ruột trắng bình quân ở mức 23.667 đồng/kg, tăng 1.667 đồng/kg.

– Xoài: tổng sản lượng dự kiến tính đến tháng 7 đạt 721,8 nghìn tấn, chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Vĩnh Long, Sơn La. Giá xoài ở mức cao so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thất thường ảnh hưởng đến sản lượng xoài, ngoài ra nhiều nông dân chuyển sang trồng mít và sầu riêng dẫn đến nguồn cung thấp hơn năm trước, thêm vào đó nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng mạnh nên giá xoài ở mức cao.

Về sản phẩm chè

Sản lượng chè cả nước dự kiến tính đến tháng 7/2024 đạt 712,5 nghìn tấn, các tỉnh có 7 đạt 10 nghìn tấn và tổng 6 tháng đầu năm đạt 32,2 nghìn tấn. Giá chè tại miền Bắc tiếp tục giảm so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Tại vùng chè Phú Lương, Thái Nguyên giá thu mua chè búp tươi bình quân 30.000 đồng/kg, giảm 385 đồng/kg so với tháng 5/2024. Tại Lâm Đồng giá chè không có sự thay đổi nhiều so với tháng trước, cụ thể: giá thu mua chè cành bình quân ở mức 9.800 đồng/kg; chè hạt ở mức 5.600 đồng/kg.

Về chăn nuôi và sản phẩm thịt

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi lợn trên cả nước tháng 6 có nhiều khởi sắc hơn so với các tháng trước và cùng kỳ năm ngoái do giá bán thịt hơi tăng đều trên cả nước. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 6 tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2023. Đàn gia cầm phát triển ổn định, khu vực doanh nghiệp phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát. Giá bán sản phẩm nhìn chung đảm bảo người nuôi có lợi nhuận. Tổng số gia cầm của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 6 tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm 2023. Đàn trâu vẫn tiếp tục xu hướng giảm ở nhiều tỉnh, tổng số trâu của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 6 giảm 3,9%, so với cùng thời điểm năm 2023. Đàn bò trong tháng có xu hướng giảm đàn ở hầu hết các địa phương, tổng số bò của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 6 giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2023

Sản phẩm thịt:

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước đạt 2.536 nghìn tấn tăng 5,1% so với cùng kỳ năm
trước. Do tại một số tỉnh tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có tốc độ tăng trưởng chăn nuôi khá
cao do các doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng sản xuất, và nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và cho sản phẩm. Giá lợn thịt hơi xuất chuồng tại Việt Nam theo xu hướng tăng và bắt đầu tăng mạnh (giống như đa số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới) từ tháng 3/2024, giá thịt lợn hơi bình quân đang dao động từ 62 – 68 nghìn đồng/kg tùy địa phương và tùy vùng.

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 255,9 nghìn tấn tăng 1,1%. Tổng số đàn bò trên cả nước đang ở mức ổn định. Tháng 6 năm 2024, giá thu mua thịt bò hơi bình quân tại các tỉnh phía Nam tăng nhẹ so với tháng trước. Cụ thể: giá thu mua thịt bò hơi bình quân tại Đồng Nai giao dịch ở mức 75.750 đồng/kg, tăng 350 đồng so với tháng 5/2024; tại Vĩnh Long giữ ổn định ở mức 86.000 đồng/kg

Sản lượng thịt gia cầm hơi ước đạt 1.212 nghìn tấn tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Do đàn gia cầm phát triển ổn định, khu vực doanh nghiệp phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát. Do nguồn cung gà tại miền Trung và miền Nam thiếu hụt giúp giá thịt gà duy trì ở mức khá cho người chăn nuôi. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua gà công nghiệp bình quân ở mức 28.625 đồng/kg, tăng 25 đồng/kg so với tháng 5/2024; giá thu mua gà công nghiệp lông màu bình quân ở mức 48.121 đồng/kg, tăng 1.721 đồng/kg; tại Vĩnh Long giá thu mua gà công nghiệp bình quân ở mức 33.111 đồng/kg, giảm 222 đồng/kg. Do tổng đàn gia cầm trên cả nước tăng nên sản lượng trứng ước đạt 10.071 triệu quả tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về sản phẩm thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản tháng 6/2024 đạt 4.384,7 nghìn tấn, tăng 2,7%, trong đó khai thác là 1.953,3 nghìn tấn, tăng 1% và nuôi trồng là 2.431,4 nghìn tấn, tăng 4,1 % so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu sản lượng thủy sản có Khai thác cá biển chiếm tỷ trọng cao nhất là 1.455 nghìn tấn (33%), cá tra 832 nghìn tấn (19%), cá nuôi khác 825 nghìn tấn (19%), tôm nước lợ 455 nghìn tấn (10%),…

Sản lượng cá tra 6 tháng năm 2024 đạt 832 nghìn tấn, tăng 5,4%, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu có dấu hiệu giảm. Sản lượng cá ngừ đại dương 6 tháng đạt 11.281 tấn, tập trung nhiều nhất ở Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, giá cá ngừ ổn định so với tháng trước. Sản lượng tôm sú 6 tháng đạt 122,1 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều nhất ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, giao dịch tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL trong tuần đầu tháng 6 có dấu hiệu sôi động trở lại do được hỗ trợ bởi nguồn cung tôm sú quảng canh cỡ 20-25con/kg tăng, tuy nhiên sang đến kỳ giữa tháng 6 lại có dấu hiệu chậm lại

Nguồn: TT Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp; TT Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn; Tổng cục Thống kê

Nội quy sử dụng và tiết kiệm điện tại Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Ngày 04/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 72/QĐ-CLCBTT về việc ban hành nội quy sử dụng tiết kiệm điện tại trụ sở cơ quan, phòng làm việc

Theo đó:

  1. Chỉ sử dụng điện phục vụ công việc của cơ quan, không sử dụng điện vào mục đích cá nhân.
  2. Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi phòng, nhằm hạn chế tốt nhất cháy nổ do chập điện có thể gây ra.
  3. Toàn thể cán bộ công chức, người lao động phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện tại các phòng làm việc, hội trường, nhà bếp ăn tập thể và khu vực hành lang cơ quan…
  4. Hết giờ làm việc, bảo vệ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra các phòng làm việc, nếu phát hiện phòng hoặc cá nhân nào không tắt các thiết bị điện thì gọi điện thoại báo cho cá nhân và người phụ trách phòng đó biết, ghi sổ theo dõi gửi Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp kịp thời báo cáo lãnh đạo Lãnh đạo Chi cục xử lý theo quy định.
  5. Các cá nhân phải có ý thức, trách nhiệm trong sử dụng điện tiết kiệm.
  6. Khi có nhu cầu làm ngoài giờ, cán bộ công chức, người lao động phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng điện theo quy định.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm:

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tọa đàm các vấn đề xã hội: Đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

Những năm gần đây, hệ thống các đơn vị làm công tác quản lý chất lượng ATTP được hình thành, củng cố từ cấp tỉnh đến cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như hoạt động của các cơ sở trong vấn đề chấp hành quy định pháp luật về ATTP.

Thực hiện công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã tích cực triển khai công tác quản lý chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp và đạt được những kết quả quan trọng.

Tham gia buổi tọa đàm các vấn đề xã hội với chủ đề “Đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp” do Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái thực hiện có ông Hoàng Văn Toàn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và bà Lâm Thị Kim Thoa – Giám đốc HTX Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến ATTP như thực trạng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm mất an toàn, không đảm bảo chất lượng, khó tiếp cận các thị trường nước ngoài, những khó khăn mà các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phải đối mặt cũng như hướng đi đảm bảo vệ sinh ATTP với phát triển nông nghiệp xanh trong thời gian tới,…

Bà Lâm Thị Kim Thoa chia sẻ: “Với vai trò là một cơ sở sản xuất hàng nông sản mà cụ thể là chè đặc sản Suối Giàng thì bản thân đơn vị hợp tác xã chúng tôi nhận thấy một điều rất rõ đã là sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng sử dụng trực tiếp thì khâu vệ sinh ATTP là khâu bắt buộc và thiết yếu…”

Cùng với sự phát triển của xã hội thì yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng khắt khe. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên, cũng còn có những sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP, một số ít cơ sở với quy mô nhỏ lẻ và nguồn lực hạn chế nên việc thực hiện sản xuất chế biến kinh doanh chưa đảm bảo theo quy định của nhà nước, đặc biệt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp, HTX chưa đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị may móc, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến.

Ông Hoàng Văn Toàn đánh giá về thực trạng sản phẩm nông nghiệp hiện nay: “Thực tế cho thấy những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến ATTP như dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại như hàn the trong chả lụa, dư lượng kháng sinh, chất tăng trưởng, hóa chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau, quả, thịt. Khi tiêu dùng các loại thực phẩm không an toàn, con người đã phải trả giá bằng sức khỏe thậm chí bằng cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm”

Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: Chè, quế, gạo, miến đao… Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến. Ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng, chế biến và phát triển thị trường. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành có liên quan làm tốt công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đầu ra cho các doanh nghiệp, HTX; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng,… từ đó góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm ngành nông nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá, tập trung vào nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sản xuất nông nghiệp sạch là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước đòi hỏi hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Và để thực hiện mục tiêu này, vai trò của người tiêu dùng là rất quan trọng, vì vậy mong rằng với những thông tin trong buổi tọa đàm sẽ giúp người tiêu dùng hiểu và cùng chung tay tạo ra một nền nông nghiệp an toàn.

Nguồn: Truyền hình Yên Bái

Hội nghị về công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường chè tỉnh Yên Bái năm 2024

Thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, đồng thời nhằm làm tốt hơn việc quản lý Nhà nước trong sản xuất, chế biến và kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh. Được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, ngày 25/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.

Ông Bùi Mạnh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái – Chủ trì Hội nghị

Đến dự tại Hội nghị có lãnh đạo các đơn vị: Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái; phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường – Công an tỉnh; Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và phòng Kinh tế thành phố Yên Bái; Chủ các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thùy Dương – Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ của Chi cục đã đọc báo cáo thực trạng công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.

Theo đó tỉnh Yên Bái có 7.743 ha trồng chè, trong đó có 626,3 ha diện tích được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ (266,84 ha), RA (119,7 ha) và VietGap (239,75 ha). Năng suất chè có sự biến động lớn theo từng khu vực sản xuất và mức độ đầu tư thâm canh. Sản lượng chè búp tươi năm 2023 đạt 69.418 tấn. Giá trị sản phẩm chè búp tươi ước đạt trên 300 tỷ đồng. Giá chè búp tươi dao động trong khoảng 2.800 – 60.000 đồng/kg, như: Chè Trung du giá trung bình 2.800 – 3.000 đồng/kg; Chè lai LDP1, LDP2 đạt 3.000 – 4.000 đồng/kg; Chè Shan cành mật độ cao giá 6.500 – 8.000 đồng/kg; Chè nhập nội giá trung bình 15.000 – 18.000 đồng/kg); Chè Shan cổ thụ giá trung bình 22.000 – 25.000 đồng/kg (chè chất lượng cao 1 tôm + 1 lá giá 60.000 đồng/kg)…

Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thống kê đến thời điểm hiện tại, tổng số cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 73 cơ sở trong đó có 42 cơ sở chế biến chè xanh, 31 cơ sở chế biến chè đen; 63 cơ sở theo đối tượng quản lý của Thông tư số 38; 2 cơ sở theo đối tượng quản lý của Thông tư 17 (cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ); 8 cơ sở chứng nhận HACCP, ISO, RA.

Tổng sản lượng chè khô chế biến từ nguyên liệu sản xuất của tỉnh đạt khoảng 15.500 tấn. Tổng giá trị sản phẩm qua chế biến đạt khoảng 600 tỷ đồng. Thu nộp ngân sách đạt 21,834 tỷ đồng.

Đến hết năm 2023, có 25 sản phẩm chè của tỉnh Yên Bái đạt sản phẩm OCOP (16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 sản phẩm đạt 4 sao)

Sản phẩm chè chủ yếu được tiêu thụ thông qua Tổng Công ty Chè Việt Nam, Hiệp hội Chè và các đơn vị trung gian; xuất khẩu trực tiếp và ủy thác còn ở mức thấp. Ngoài ra một số công ty, doanh nghiệp xuất trực tiếp sang các nước như: Nga, Pakistan, Đài Loan, Malaixia, Indonesia,… nhưng thị trường không ổn định.

Giá chè đen trung bình 24.000- 25.000 đồng/kg (cao nhất 40.000 – 45.000 đồng/kg), chè đen sơ chế 16.000- 18.000 đồng/kg. Chè xanh 50.000 – 80.000 đồng/kg, chè nhập nội 150.000 – 250.000 đồng/kg, chè Suối Giàng 300.000 – 800.000 đồng/kg, loại đặc biệt 1.200.000 – 1.500.000 đồng/kg; Chè Shan Gia Hội, Nậm Búng 100.000 – 120.000 đồng/kg. Các sản phẩm có chứng nhận tiêu thụ tương đối thuận lợi và đạt giá cao.

Xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 4 doanh nghiệp, hợp tác xã như: Công ty TNHH chế biến chè Hữu Hảo, Công ty TNHH chè Bình Thuận, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận xuất khẩu chè đen bán thành phẩm sang thị trường các nước Trung Đông và Công ty TNHH Thực phẩm Phú Tài xuất khẩu chè xanh sang Đài Loan.

Phóng sự toàn cảnh Hội nghị trên Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái: https://yenbaitv.org.vn/yen-bai-trien-khai-cong-tac-quan-ly-chat-luong-che-bien-va-phat-trien-thi-truong-che-nam-2024-100201.media

Đánh giá về thực trạng đối với chế biến chè

Thuận lợi: Một số doanh nghiệp đã quan tâm cải tạo, liên kết phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư lắp đặt thiết bị và tăng cường xúc tiến thương mại hướng tới sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho thu mua sản phẩm tiêu thụ nội bộ trong địa bàn tỉnh cũng như tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất tại một số địa phương.

Tồn tại: Đa số các đơn vị chế biến với thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng chắp vá, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm, sản phẩm thô, chất lượng thấp, không đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp mà phải bán cho các đơn vị chế biến trong nước để đấu trộn bán cho các thị trường dễ tính, giá rẻ. Chi phí phục vụ như vật tư, nhân công, nguyên nhiên vật liệu tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra còn thấp. Thị trường tiêu thụ chưa đảm bảo tính bền vững và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Hầu hết các đơn vị chế biến không xây dựng được mối liên kết đầu tư – thu mua nguyên liệu với các hộ trồng chè do đó không có chính sách đầu tư quản lý vùng nguyên liệu từ đó không chủ động được nguyên liệu để sản xuất.

Tại Hội nghị, đại diện các cơ sở đã thẳng thắn trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chế biến, sản xuất, kinh doanh chè

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã,…. đã chủ động trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh như nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phân bón,…. để cùng thảo luận và tháo gỡ.

Để công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản nói chung và sản phẩm chè nói riêng được chặt chẽ hơn, góp phần duy trì và phát triển ngành chè của tỉnh, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đề nghị: Tăng cường thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, vận động các cơ sở chế biến chè ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến chè để tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường, không sử dụng phụ gia, hóa chất cấm, ngoài danh mục được phép sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không đúng đối tượng thực phẩm;..

Kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 12/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ban hành báo cáo số 71/BC-CLCBTT về kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Kết quả cụ thể như sau:

Về chính quyền số

Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin

Hiện nay Chi cục có tổng cộng: 16 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay. Các máy tính trang bị đảm bảo an toàn thông tin: sử dụng phần mềm diệt vi rút, hệ thống tường lửa, Phần mềm BKAV; phần mềm kế toán, 100% CBCC thường xuyên cập nhật phần mềm quản lý cán bộ yenbai.vnerp;…

Tốc độ đường truyền mạng tương đối ổn định: tốc độ PING 4ms, Download TB 86.38 Mbps, Upload TB 89.40 (tại thời điểm kiểm tra).

Hiện nay đơn vị đang sử dụng phần mềm Voffice trong công tác quản lý văn bản điện tử 100% cán bộ công chức đã được cấp tài khoản để phục vụ công tác, chỉ đạo điều hành; sử phần mềm quản lý kế toán MISA và 100% CBCC được cấp ký số điện tử.

Tình hình cán bộ, công chức trong đơn vị sử dụng hòm thư công vụ, tình hình triển khai phần mềm Quản lý văn bản

– Thư điện tử: 100% cán bộ, công chức trong cơ quan sử dụng hòm thư điện tử cá nhân, công vụ để gửi, nhận và trao đổi các văn bản, giấy tờ, dự thảo báo cáo… góp phần trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời và nâng cao chất lượng công việc. Đến nay, tất cả các cán bộ, công chức đã được cấp chứng thư số.

Các phòng, bộ phận đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành mới với tên miền: qlvb.yenbai.gov.vn đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tính liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

– Thực hiện tiếp nhận, giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến về cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản.

Tình hình kết nối với Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (04 TTHC)

+ Cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

+ Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

+ Cấp mới Phiếu xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

+ Cấp lại Phiếu xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Về kinh tế số

– Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa, ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh.

– Đẩy mạnh các mô hình ứng dụng, chuyển giao trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo chuỗi giá trị để sản xuất gắn kết với kinh doanh, đảm bảo kết nối quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ.

– Ứng dụng các kênh bán hàng qua mạng trên các nền tảng số như Tiktok, livestream,… để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm ổn định khâu tiêu thụ các sản phẩm tỉnh Yên Bái.

– Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đặc biệt chú trọng vào các thị trường xuất khẩu.

Về xã hội số

Đánh giá tình hình tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, chỉ đạo điều hành về chuyển đổi số đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người nông dân.

Chi cục đã thực hiện công tác tham mưu, thông tin, tuyên truyền đến các cơ quan chuyên môn các cấp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực thi và áp dụng Luật an toàn thực phẩm; các Nghị định, Thông tư chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Thực hiện triển khai tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực sản xuất để thuận lợi trong công tác sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản như: Thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng bao bì sản phẩm dành riêng cho từng loại hình sản phẩm, đặc trưng dễ nhận biết của từng cơ sở sản xuất, chế biến,…

Đánh giá hiện trạng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về Chuyển đổi số cho cán bộ, công chức

Chi cục đã tăng cường thông tin, hướng dẫn để cán bộ, công chức tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng về chuyển đổi số trong lĩnh vực được phân công để nâng cao khả năng phục vụ công việc. 6 tháng đầu năm, thực hiện văn bả số 2413/STTT-CN&CQS của Sở Thông tin và Truyền thông về việc triển khai các khoá bồi dưỡng tập huấn trực tuyến về chuyển đổi số, Chi cục cử 6/6 CBCC tham gia và đã hoàn thành lớp bồi dưỡng chuyển đổi số tỉnh Yên Bái do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Về hạ tầng số

– Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng Internet (phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình; hạ tầng kết nối Internet.

Kết quả thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực xúc tiến thương mại

Chi cục đã phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu lại việc phân bổ kinh phí xúc tiến thương mại lĩnh vực nông nghiệp năm 2024 theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Ngày 14/5/2024, Chi cục đã ban hành Tờ trình số 06/TTr-CLCBTT gửi Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2024. Hiện nay, đang chờ kinh phí được phê duyệt.

Thường xuyên cập nhật bản tin thị trường, tình hình sản xuất, tiêu thụ một số nông sản trên website của Chi cục (đường link: http://chicucclptttyenbai.gov.vn/).

Khó khăn, tồn tại

– Chuyển đổi số là vấn đề mới, các chủ thể tham gia hầu hết là tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ mới bước đầu tiếp cận và hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Các tổ chức, cá nhân đa số chưa được tập huấn, tiếp cận trực tiếp với chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới chỉ hướng tới quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trong nước và theo truyền thống, chưa hướng tới xuất khẩu và quảng bá bằng công nghệ số.

– Việc áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, sử dụng, vận hành thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích…) còn thiếu.

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ 06 THÁNG CUỐI NĂM

1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán  triệt thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp để nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong tình hình mới.

2. Tiếp tục phối hợp thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kết nối, liên thông các nền tảng dữ liệu số thông qua các hệ thống, nền tảng chia sẻ, tích hợp của tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của quốc gia

3. Tổ chức triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình chuyển đổi số quốc gia và các cơ chế, chính sách của Trung ương về chiến lược phát triển chính phủ số, chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

4. Xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, khai thác, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy người dân và doanh nghiệp triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính.

5. Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu tham mưu và triển khai thực hiện chuyển đổi số.

Tóm lại, để triển khai thực hiện chuyển đổi số, trước mắt, chúng ta phải thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp; Tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân về lợi ích của ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; Xây dựng các phần mềm để thu thập dữ liệu, rồi tiến đến phân tích dữ liệu đó thành các dữ liệu có ích để phục vụ người sản xuất, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.