Tag Archives: Yên Bái

Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội năm 2024

Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái năm 2024 lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Liên minh Hợp tác xã và các đơn vị liên quan thực hiện.

Hội chợ tổ chức tại công viên hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội từ ngày 27/12 – 29/12/2024

Hội chợ có quy mô 40 gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản, sản phẩm chủ lực, OCOP, sản phẩm văn hóa đặc trưng của tỉnh Yên Bái. Tham gia tại hội chợ có 353 sản phẩm trong đó có 119 sản phẩm OCOP 3 sao, 26 sản phẩm OCOP 4 sao, 208 sản phẩm đặc trưng, tiềm năng đại diện cho 74 doanh/hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Gian hàng của huyện Mù Cang Chải với các sản phẩm nông sản đặc trưng như hoa hồng, củ cải tím, nấm hương tươi,…

Gian hàng của huyện Trấn Yên đặc trưng với sản phẩm từ tơ tằm

Hội chợ là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh Yên Bái tham gia hoạt động giao thương quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các kênh phân phối tại Hà Nội.

Sau đây là một số sản phẩm chủ lực, đặc sản, OCOP của tỉnh Yên Bái tại hội chợ:

Các sản phẩm lạp xưởng, nem chua, chả cốm, thịt sấy,… của Cơ sở chế biến thực phẩm Ba Lượt

Các loại trà lá ổi, tía tô, táo mèo,…. của Công ty TNHH TN Yên Bái

Các sản phẩm tinh dầu của HTX Dược liệu Đại Phú An

Các sản phẩm chế biến từ quả táo mèo – đặc sản của tỉnh Yên Bái: ô mai táo mèo, giấm táo mèo, siro táo mèo, táo mèo khô thái lát,…

Hội chợ đã thành công tốt đẹp, thu hút đông đảo khách tham quan và mua sắm, góp phần đưa sản phẩm của tỉnh Yên Bái đến gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước.

 

Phóng sự đưa tin về hội chợ do Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái thực hiện:

https://yenbaitv.org.vn/yen-bai-to-chuc-hoi-cho-xuc-tien-san-pham-nong-nghiep-ocop-nam-2024-tai-ha-noi-104487.media?fbclid=IwY2xjawHe0yVleHRuA2FlbQIxMQABHQqzKthDNcRfVh7YiXeuesLWBOldoROpgvcMkTjf8azpHGLbLtMoZr–bg_aem_0OvIEgLGfQZBVOmbuy05iw

Công đoàn Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Yên Bái thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội, nhanh chóng ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai

Tại Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái, Công đoàn Chi cục cũng đã tổ chức đi thăm hỏi, động viên kịp thời các gia đình CBCNV bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Thăm hỏi, động viên gia đình bị sập gian bếp do sạt lở đất

Theo thống kê về thiệt hại của Công đoàn Chi cục, có 01 gia đình có người mất do sạt lở đất, 01 gia đình bị sập một phần nhà ở, 2 gia đình bị ngập nặng thiệt hại hàng trăm triệu tài sản cùng các gia đình bị ngập một phần và gia đình có nguy cơ sạt taluy phải sơ tán khác.

Thăm hỏi, động viên gia đình bị thiệt hại tài sản hơn 100 triệu đồng do ngập nặng

Chi cục cũng dự phòng bố trí khu bếp và phòng hội trường để các gia đình CBCNV cần phải sơ tán có thể đến ở tạm thời trong lúc khó khăn, hỗ trợ một số nhu yếu phẩm thiết yếu và động viên các gia đình sớm vượt và khắc phục thiệt hại để ổn định cuộc sống.

Yên Bái ước thiệt hại 1.240 tỷ đồng do bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố, tính đến 17h00 ngày 12/9, bão số 3 đã làm 50 người bị chết và mất tích, trong đó người chết do sạt lở đất là 46 người (Thành phố Yên Bái 20 người; Trấn Yên 3 người; Lục Yên 13 người; Văn Chấn 2 người; Văn Yên 8 người); Người bị chết do ngập lũ: 02 (Trấn Yên 01 người; Thành phố Yên Bái 01 người); Người mất tích là 2 người; Thiệt hại 23.350 nhà ở; Tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng là 4.946 ha; 179 công trình thủy lợi bị hư hỏng; 21 trường học bị ngập lụt. Nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở.

Điểm ngập tại ngã tư Nam Cường, TP Yên Bái

Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 1.240 tỷ đồng. Tỉnh Yên Bái đã huy động trên 31.289 người tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Về phương tiện đã huy động phương tiện của Công ty quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (129 máy xúc, 14 máy ủi; 322 ô tô 322; 63 xuồng máy; 24 thuyền máy; 11 thuyền nan; 38 máy phát điện; 168 máy cưa xăng….) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.

Điểm sạt lở đất gây sập nhà tại đường Đặng Dung, TP Yên Bái

Đối với công tác tìm kiếm nạn nhân bị chết do sạt lở đất, ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng Công an, quân sự phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường bị sạt lở, thiệt hại về người huy động lực lượng, phương tiện xuống hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời hỗ trợ gia đình di dời tạm thời người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn, chủ động hỗ trợ kinh phí cho gia đình có người bị chết 25.000.000 đồng/người; hỗ trợ gia đình có người bị thương 5.000.000 đồng/người.

Nguồn: CTTĐT

Tuần hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), Tập đoàn Central Retail tổ chức Tuần hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024.

Tuần hàng được diễn ra trong 4 ngày, từ 29-8 đến 1-9 tại Trung tâm thương mại BigC Thăng Long – số 222 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tuần hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thu hút sự tham gia của 45 tỉnh, thành phố với hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn. Tuần hàng sẽ giới thiệu hơn 1.000 loại sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, thành phố, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền,…

Gian hàng trưng bày sản phẩm của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái

Tại Tuần hàng, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái tham gia với 02 gian hàng trong đó 01 gian là trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh và 01 gian là Không gian văn hóa trà Suối Giàng.

Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và PTTT, bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và PTTT Hà Nội và ông Bùi Mạnh Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và PTTT Yên Bái tại gian hàng Không gian văn hóa trà Suối Giàng.

Tuần hàng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của các tỉnh cùng trao đổi kinh nghiệm tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng cường kết nối giao thương, quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, kích cầu nội địa, đẩy mạnh vị thế sản phẩm nông nghiệp trên thị trường cả nước và hướng tới xuất khẩu.

Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc – Quảng Ninh 2024

Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 03/9/2024 là một sự kiện thương mại quan trọng, mang tính khu vực, tạo cơ hội cho các địa phương quảng bá sản phẩm đặc trưng và phát triển thương hiệu trên toàn quốc.

Hội chợ tổ chức tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ có 257 gian hàng được chia thành 4 khu vực trưng bày, quảng bá sản phẩm. Không gian bên ngoài được bố trí khu gian hàng trưng bày các sản phẩm sinh vật cảnh, gốm sứ, mỹ nghệ… trong và ngoài tỉnh.

Hội chợ với nhiều sản phẩm hấp dẫn, lại được diễn ra đúng dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị cho người dân và du khách. Đồng thời là kênh kết nối, giới thiệu, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh khu vực Đông Bắc nói chung.

Thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái đã tham gia với 02 gian hàng trưng bày những sản phẩm tiêu biểu của Yên Bái. Các sản phẩm này không chỉ được chọn lọc dựa trên tiêu chí chất lượng cao mà còn thể hiện nét đặc trưng của vùng đất và con người Yên Bái như gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng, tinh dầu quế Văn Yên, táo mèo, dấm táo mèo, ô mai táo mèo, mứt táo mèo, trà táo mèo, mật ong Mù Cang Chải,… cùng với các sản phẩm từ làng nghề truyền thống.

Gian hàng của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái tại Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc – Quảng Ninh 2024

Việc tham gia hội chợ không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp và hợp tác xã của Yên Bái tiếp cận thị trường mới mà còn giúp học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác trong cả nước. Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng mạng lưới phân phối và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức về chất lượng và giá trị của sản phẩm Yên Bái.

Sự tham gia của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái tại Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc – Quảng Ninh 2024 là một minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua việc phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm. Hội chợ không chỉ là nơi để giới thiệu sản phẩm mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái khẳng định thương hiệu và vươn tầm ra thị trường rộng lớn hơn.

Biên tập: Nguyễn Thanh Tùng

Nội quy sử dụng và tiết kiệm điện tại Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Ngày 04/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 72/QĐ-CLCBTT về việc ban hành nội quy sử dụng tiết kiệm điện tại trụ sở cơ quan, phòng làm việc

Theo đó:

  1. Chỉ sử dụng điện phục vụ công việc của cơ quan, không sử dụng điện vào mục đích cá nhân.
  2. Tắt tất cả các thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi phòng, nhằm hạn chế tốt nhất cháy nổ do chập điện có thể gây ra.
  3. Toàn thể cán bộ công chức, người lao động phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện tại các phòng làm việc, hội trường, nhà bếp ăn tập thể và khu vực hành lang cơ quan…
  4. Hết giờ làm việc, bảo vệ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra các phòng làm việc, nếu phát hiện phòng hoặc cá nhân nào không tắt các thiết bị điện thì gọi điện thoại báo cho cá nhân và người phụ trách phòng đó biết, ghi sổ theo dõi gửi Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp kịp thời báo cáo lãnh đạo Lãnh đạo Chi cục xử lý theo quy định.
  5. Các cá nhân phải có ý thức, trách nhiệm trong sử dụng điện tiết kiệm.
  6. Khi có nhu cầu làm ngoài giờ, cán bộ công chức, người lao động phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng điện theo quy định.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm:

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tọa đàm các vấn đề xã hội: Đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

Những năm gần đây, hệ thống các đơn vị làm công tác quản lý chất lượng ATTP được hình thành, củng cố từ cấp tỉnh đến cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như hoạt động của các cơ sở trong vấn đề chấp hành quy định pháp luật về ATTP.

Thực hiện công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã tích cực triển khai công tác quản lý chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp và đạt được những kết quả quan trọng.

Tham gia buổi tọa đàm các vấn đề xã hội với chủ đề “Đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp” do Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái thực hiện có ông Hoàng Văn Toàn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và bà Lâm Thị Kim Thoa – Giám đốc HTX Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến ATTP như thực trạng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm mất an toàn, không đảm bảo chất lượng, khó tiếp cận các thị trường nước ngoài, những khó khăn mà các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phải đối mặt cũng như hướng đi đảm bảo vệ sinh ATTP với phát triển nông nghiệp xanh trong thời gian tới,…

Bà Lâm Thị Kim Thoa chia sẻ: “Với vai trò là một cơ sở sản xuất hàng nông sản mà cụ thể là chè đặc sản Suối Giàng thì bản thân đơn vị hợp tác xã chúng tôi nhận thấy một điều rất rõ đã là sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng sử dụng trực tiếp thì khâu vệ sinh ATTP là khâu bắt buộc và thiết yếu…”

Cùng với sự phát triển của xã hội thì yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp ngày càng khắt khe. Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên, cũng còn có những sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP, một số ít cơ sở với quy mô nhỏ lẻ và nguồn lực hạn chế nên việc thực hiện sản xuất chế biến kinh doanh chưa đảm bảo theo quy định của nhà nước, đặc biệt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp, HTX chưa đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị may móc, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến.

Ông Hoàng Văn Toàn đánh giá về thực trạng sản phẩm nông nghiệp hiện nay: “Thực tế cho thấy những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến ATTP như dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại như hàn the trong chả lụa, dư lượng kháng sinh, chất tăng trưởng, hóa chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau, quả, thịt. Khi tiêu dùng các loại thực phẩm không an toàn, con người đã phải trả giá bằng sức khỏe thậm chí bằng cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm”

Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: Chè, quế, gạo, miến đao… Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến. Ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng, chế biến và phát triển thị trường. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành có liên quan làm tốt công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đầu ra cho các doanh nghiệp, HTX; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng,… từ đó góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm ngành nông nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá, tập trung vào nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sản xuất nông nghiệp sạch là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước đòi hỏi hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Và để thực hiện mục tiêu này, vai trò của người tiêu dùng là rất quan trọng, vì vậy mong rằng với những thông tin trong buổi tọa đàm sẽ giúp người tiêu dùng hiểu và cùng chung tay tạo ra một nền nông nghiệp an toàn.

Nguồn: Truyền hình Yên Bái

Hội nghị về công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường chè tỉnh Yên Bái năm 2024

Thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, đồng thời nhằm làm tốt hơn việc quản lý Nhà nước trong sản xuất, chế biến và kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh. Được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, ngày 25/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.

Ông Bùi Mạnh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái – Chủ trì Hội nghị

Đến dự tại Hội nghị có lãnh đạo các đơn vị: Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái; phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường – Công an tỉnh; Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện và phòng Kinh tế thành phố Yên Bái; Chủ các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh Chè trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thùy Dương – Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ của Chi cục đã đọc báo cáo thực trạng công tác quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.

Theo đó tỉnh Yên Bái có 7.743 ha trồng chè, trong đó có 626,3 ha diện tích được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ (266,84 ha), RA (119,7 ha) và VietGap (239,75 ha). Năng suất chè có sự biến động lớn theo từng khu vực sản xuất và mức độ đầu tư thâm canh. Sản lượng chè búp tươi năm 2023 đạt 69.418 tấn. Giá trị sản phẩm chè búp tươi ước đạt trên 300 tỷ đồng. Giá chè búp tươi dao động trong khoảng 2.800 – 60.000 đồng/kg, như: Chè Trung du giá trung bình 2.800 – 3.000 đồng/kg; Chè lai LDP1, LDP2 đạt 3.000 – 4.000 đồng/kg; Chè Shan cành mật độ cao giá 6.500 – 8.000 đồng/kg; Chè nhập nội giá trung bình 15.000 – 18.000 đồng/kg); Chè Shan cổ thụ giá trung bình 22.000 – 25.000 đồng/kg (chè chất lượng cao 1 tôm + 1 lá giá 60.000 đồng/kg)…

Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thống kê đến thời điểm hiện tại, tổng số cơ sở sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 73 cơ sở trong đó có 42 cơ sở chế biến chè xanh, 31 cơ sở chế biến chè đen; 63 cơ sở theo đối tượng quản lý của Thông tư số 38; 2 cơ sở theo đối tượng quản lý của Thông tư 17 (cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ); 8 cơ sở chứng nhận HACCP, ISO, RA.

Tổng sản lượng chè khô chế biến từ nguyên liệu sản xuất của tỉnh đạt khoảng 15.500 tấn. Tổng giá trị sản phẩm qua chế biến đạt khoảng 600 tỷ đồng. Thu nộp ngân sách đạt 21,834 tỷ đồng.

Đến hết năm 2023, có 25 sản phẩm chè của tỉnh Yên Bái đạt sản phẩm OCOP (16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 9 sản phẩm đạt 4 sao)

Sản phẩm chè chủ yếu được tiêu thụ thông qua Tổng Công ty Chè Việt Nam, Hiệp hội Chè và các đơn vị trung gian; xuất khẩu trực tiếp và ủy thác còn ở mức thấp. Ngoài ra một số công ty, doanh nghiệp xuất trực tiếp sang các nước như: Nga, Pakistan, Đài Loan, Malaixia, Indonesia,… nhưng thị trường không ổn định.

Giá chè đen trung bình 24.000- 25.000 đồng/kg (cao nhất 40.000 – 45.000 đồng/kg), chè đen sơ chế 16.000- 18.000 đồng/kg. Chè xanh 50.000 – 80.000 đồng/kg, chè nhập nội 150.000 – 250.000 đồng/kg, chè Suối Giàng 300.000 – 800.000 đồng/kg, loại đặc biệt 1.200.000 – 1.500.000 đồng/kg; Chè Shan Gia Hội, Nậm Búng 100.000 – 120.000 đồng/kg. Các sản phẩm có chứng nhận tiêu thụ tương đối thuận lợi và đạt giá cao.

Xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 4 doanh nghiệp, hợp tác xã như: Công ty TNHH chế biến chè Hữu Hảo, Công ty TNHH chè Bình Thuận, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận xuất khẩu chè đen bán thành phẩm sang thị trường các nước Trung Đông và Công ty TNHH Thực phẩm Phú Tài xuất khẩu chè xanh sang Đài Loan.

Phóng sự toàn cảnh Hội nghị trên Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái: https://yenbaitv.org.vn/yen-bai-trien-khai-cong-tac-quan-ly-chat-luong-che-bien-va-phat-trien-thi-truong-che-nam-2024-100201.media

Đánh giá về thực trạng đối với chế biến chè

Thuận lợi: Một số doanh nghiệp đã quan tâm cải tạo, liên kết phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư lắp đặt thiết bị và tăng cường xúc tiến thương mại hướng tới sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho thu mua sản phẩm tiêu thụ nội bộ trong địa bàn tỉnh cũng như tháo gỡ khó khăn để ổn định sản xuất tại một số địa phương.

Tồn tại: Đa số các đơn vị chế biến với thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng chắp vá, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm, sản phẩm thô, chất lượng thấp, không đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp mà phải bán cho các đơn vị chế biến trong nước để đấu trộn bán cho các thị trường dễ tính, giá rẻ. Chi phí phục vụ như vật tư, nhân công, nguyên nhiên vật liệu tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra còn thấp. Thị trường tiêu thụ chưa đảm bảo tính bền vững và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Hầu hết các đơn vị chế biến không xây dựng được mối liên kết đầu tư – thu mua nguyên liệu với các hộ trồng chè do đó không có chính sách đầu tư quản lý vùng nguyên liệu từ đó không chủ động được nguyên liệu để sản xuất.

Tại Hội nghị, đại diện các cơ sở đã thẳng thắn trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chế biến, sản xuất, kinh doanh chè

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã,…. đã chủ động trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh như nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phân bón,…. để cùng thảo luận và tháo gỡ.

Để công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản nói chung và sản phẩm chè nói riêng được chặt chẽ hơn, góp phần duy trì và phát triển ngành chè của tỉnh, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đề nghị: Tăng cường thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, vận động các cơ sở chế biến chè ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến chè để tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường, không sử dụng phụ gia, hóa chất cấm, ngoài danh mục được phép sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không đúng đối tượng thực phẩm;..

Danh sách các bản tự công bố cập nhật đến ngày 06/04/2024

Ngày 05/4/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 03 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 03 cơ sở, cụ thể:

  • Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh (địa chỉ tại thôn Mỵ, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái): Chè xanh
  • Công ty TNHH Linh Thuận Văn Chấn (địa chỉ tại thôn Kè, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái): Chè xanh Linh Thuận
  • Kiều Đông Anh (địa chỉ tại tổ 13, phường Yên Ninh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái): Chè xanh.

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 06/04/2024 như sau:

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị năm 2024

Ngày 28/2/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 299/SNN-CCPT về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị năm 2024. Một số nội dung chính như sau:

1. Phạm vi hỗ trợ: Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đảm bảo đồng thời các tiêu chí sau đây:

– Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định về tiêu chí xác định DNNVV tại Chương II, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.

– Doanh nghiệp phải đáp ứng một trong hai điều kiện quy định tại:

+ Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT (Đối với DNNVV trong cụm liên kết ngành)

+ Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư số 06/2022/TTBKHĐT (Đối với DNNVV trong chuỗi giá trị)

3. Kinh phí hỗ trợ: 730 triệu đồng, nguồn kinh phí hỗ trợ DNNVV từ ngân sách Trung ương được giao tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 23/2/2024 của UBND tỉnh Yên Bái.

4. Thời gian thực hiện hỗ trợ: Trong năm 2024.

5. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ: Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Tổ 1, phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái)

Nội dung chi tiết xem trong file đính kèm