Author Archives: Phòng Nghiệp vụ

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 25.4.2025

Ngày 25/04/2025, Phòng Chất lượng và Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái tiếp nhận 06 bản tự công bố sản phẩm của 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, cụ thể:

– Cơ sở: Hợp tác xã chế biến, kinh doanh tổng hợp Long Đạt.

– Địa chỉ: Số nhà 456 đường Điện Biên, phường Yên Ninh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

– Sản phẩm: Thịt lợn sấy gác bếp; Thịt trâu sấy gác bếp; Ba chỉ hun khói; Lạp sườn gác bếp; Thịt trưng mắm tép; Chẩm chéo.

=> Danh sách các bản tự công bố đến ngày 25/4/2025:

 

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 14.03.2025

Ngày 14/03/2025, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 03 bản tự công bố sản phẩm của 01 cơ sở.

– Cơ sở: Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận

– Địa chỉ: Thôn Đát Tờ, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

– Sản phẩm: Hồng trà 02; Trà Shan tiên; Lục trà 02

=> Danh sách các bản tự công bố đến ngày 14/03/2025:

Bản tin thị trường nông sản tháng 2/2025

Sản xuất nông nghiệp trong tháng 02 tập trung vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ đông xuân trên cả nước. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ổn định. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trồng rừng theo kế hoạch và triển khai thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt khá, nuôi trồng thủy sản thuận lợi khi giá các sản phẩm nuôi trồng tăng cao.

Sau đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số nông sản chính tháng 2/2025 như sau:

1. Về sản phẩm lúa gạo

Tính đến ngày 20/02/2025, cả nước đã gieo cấy được 2.756,1 nghìn ha lúa đông xuân, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy được 852,4 nghìn ha, tăng 12,0%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1.903,7 nghìn ha, tăng 1,1%. Tiến độ gieo cấy lúa đông xuân ở miền Bắc tăng khá do sau Tết Nguyên đán, thời tiết thuận lợi, nhiều địa phương tranh thủ đẩy nhanh tiến độ gieo cấy. Một số địa phương có diện tích gieo cấy tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước: Nam Định đạt 70,1 nghìn ha, tăng 73,4%; Hà Nội đạt 55,6 nghìn ha, tăng 160%; Bắc Giang đạt 21,6 nghìn ha, tăng 18,5%; Bắc Ninh đạt 18,8 nghìn ha, tăng 29,7%.

Các địa phương phía Nam đến nay cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa đông xuân và bắt đầu thu hoạch ở một số trà lúa sớm. Tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 1.505,0 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương chủ động xuống giống sớm nhằm tránh hạn mặn như Bến Tre đạt 7,6 nghìn ha, tăng 6,8 nghìn ha; Bạc Liêu đạt 58,2 nghìn ha, tăng 12,3 nghìn ha; Long An đạt 239,7 nghìn ha, tăng 3,9 nghìn ha. Nhờ lịch xuống giống sớm, tiến độ thu hoạch lúa đông xuân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng diễn ra nhanh hơn; đến nay cả vùng đã thu hoạch được 395,4 nghìn ha, bằng 139,2% so với cùng kỳ năm 2024

Cơ cấu sản lượng thu hoạch lúa cả nước phân theo vụ tính đến tháng 02 năm 2025

Tháng 02 năm 2025, giá thu mua lúa tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục giảm so với tháng trước. Cụ thể: tại An Giang giá thu mua lúa IR50404 ướt bình quân ở mức 5.300 đồng/kg, giảm 1.221 đồng/kg; lúa OM5451 tươi 5.900 đồng/kg, giảm 905 đồng/kg. Nguyên nhân giá lúa giảm là do nguồn cung lúa gạo toàn cầu dồi dào, đặc biệt từ các đối thủ lớn như Ấn Độ và Thái Lan. Hiện nay các tỉnh ĐBSCL, đang vào mùa thu hoạch lúa Đông xuân khiến nguồn cung trong nước tăng.

2. Về rau, củ, quả:

Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương trên cả nước đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Diện tích một số cây trồng như khoai lang, đậu tương giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao và gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Gieo trồng một số cây hàng năm (tính đến 20/2/2025)

– Một số loại quả có sản lượng cao tháng 1/2025 như sau:

+ Cam: Ước tính sản lượng thu hoạch cam 2 tháng đầu năm đạt 318,6 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất tỉnh Vĩnh Long với 153,9 nghìn tấn, sau đó là các tỉnh Hậu Giang, Hưng Yên,…

Tháng 02 năm 2025, giá thu mua cam bình quân tại Vĩnh Long tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng. Cụ thể: Tại Vĩnh Long giá thu mua cam bình quân ở mức 7.000 đồng/kg, tăng 1.800 đồng/kg so với tháng 01/2025; tại Tiền Giang là 15.693 đồng/kg, giảm 1.932 đồng/kg

+ Thanh long: Ước sản lượng thu hoạch thanh long 2 tháng đầu năm đạt 351,6 nghìn tấn, tập trung phần lớn sản lượng ở tỉnh Bình Thuận với 214 nghìn tấn.

Tháng 02 năm 2025, giá bán thanh long duy trì ở mức cao và dự báo vẫn giữ ở mức cao trong tháng tới. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua thanh long ruột đỏ bình quân ở mức 29.000 đồng/kg, tăng 1.250 đồng/kg. Tại Tiền Giang giá thu mua thanh long ruột đỏ ở mức 31.316 đồng/kg, tăng 3.941 đồng/kg; giá thanh long ruột trắng 26.316 đồng/kg, tăng 4.691 đồng/kg.

+ Xoài: ước sản lượng thu hoạch 2 tháng đầu năm đạt 256,6 nghìn tấn, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai,….. giá xoài tại cơ bản tăng nhẹ so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ tăng.

3. Về cà phê, hạt tiêu:

– Cà phê: Giá cà phê tiếp tục tăng so với tháng trước, lên khoảng 129.750 – 131.035 đồng/kg, do người dân vẫn đang trữ hàng, đợi giá tiếp tục tăng cao dẫn đến nguồn cung không quá dồi dào. Cụ thể, giá thu mua cà phê nhân xô bình quân tại Đắk Lắk ở mức 131.035 đồng/kg, tăng 9.689 đồng/kg; tại Lâm Đồng 129.750 đồng/kg, tăng 9.046 đồng/kg.

– Hạt tiêu: Ước sản lượng thu hoạch hạt tiêu 2 tháng đầu năm đạt 153,4 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất tại Đắk Nông với 50 nghìn tấn. Giá hạt tiêu tăng nhẹ so với tháng 01/2025, giá tiêu trong nước tăng nhờ nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đang ở mức cao. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua hạt tiêu đen bình quân ở mức 157.000 đồng/kg, tăng 10.750 đồng/kg; tại Bình Phước 158.000 đồng/kg, tăng 11.083 đồng/kg

4. Về chăn nuôi và các sản phẩm thịt

Chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, thời tiết ở các địa phương phía Bắc dễ phát sinh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vì vậy người chăn nuôi cần tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.

Tốc độ tăng/giảm số lượng gia súc, gia cầm cuối tháng 2/2025 so với cùng kỳ năm trước

Tính đến ngày 26/02/2025, cả nước không còn dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng còn ở Lào Cai và Thanh Hóa; dịch cúm gia cầm còn ở Tuyên Quang, Long An, Tiền Giang; dịch viêm da nổi cục còn ở Tiền Giang; dịch dại trên động vật còn ở 12 địa phương và dịch tả lợn châu Phi còn ở 11 địa phương chưa qua 21 ngày.

5. Về thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 02/2025 ước đạt 650,5 nghìn tấn, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 479,6  nghìn tấn, tăng 4,1%; tôm đạt 69,3 nghìn tấn, tăng 5,4%; thủy sản khác đạt 101,6 nghìn tấn, tăng 2,6%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 362,5 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 258,7 nghìn tấn, tăng 5,0%; tôm đạt 58,0 nghìn tấn, tăng 5,8%; thủy sản khác đạt 45,8 nghìn tấn, tăng 1,1%.

Sản lượng cá tra tháng 02/2025 ước đạt 121,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, do giá cá tra nguyên liệu tăng cùng nhiều hợp đồng xuất khẩu được ký kết nên người dân tăng thả nuôi.

Sản lượng tôm tăng khá do giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng trở lại ở tuần đầu của tháng Hai, sau khi giảm nhẹ ở tuần cuối tháng 01/2025. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng 02/2025 ước đạt 36,5 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 16,7 nghìn tấn, tăng 3,1%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 02/2025 ước đạt 288,0 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 220,9 nghìn tấn, tăng 3,1%; tôm đạt 11,3 nghìn tấn, tăng 3,2%; thủy sản khác đạt 55,8 nghìn tấn, tăng 3,9%. Sản lượng thủy sản khai thác biển ước đạt 270,5 nghìn tấn, tăng 3,3%, trong đó: Cá đạt 208,3 nghìn tấn, tăng 3,1%; tôm đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 4,0%; thủy sản khác đạt 52,1 nghìn tấn, tăng 4,3%.

Sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục Thống kê

Bản tin thị trường nông sản tháng 1/2025

Sản xuất nông nghiệp trong tháng 01/2025 tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân, gieo trồng cây hoa màu trên cả nước. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt. Người dân chuẩn bị mặt bằng đất và tuyển chọn cây giống chất lượng phục vụ công tác trồng rừng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá, phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Sau đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số nông sản chính tháng 1/2025 như sau:

1. Về sản phẩm lúa gạo

Tính đến ngày 20/01/2025, cả nước gieo cấy được 2.020,2 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 103,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 217,7 nghìn ha, bằng 141,4% do nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ gieo cấy trước Tết Nguyên đán. Các địa phương phía Nam gieo cấy đạt 1.802,5 nghìn ha, bằng 100,7%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.463,0 nghìn ha, bằng 101,5% do nhiều địa phương trong vùng như Long An, Bến Tre, Bạc Liêu chuyển diện tích vụ lúa thu đông 2024 sang gieo trồng vụ đông xuân 2025.

Dự kiến diện tích gieo trồng và cơ cấu lúa cả nước phân theo vụ năm 2025

Tháng 01/2025, giá thu mua lúa tại các tỉnh ĐBSCL giao dịch chậm, nông dân chào bán lúa cắt
trước Tết nhưng ít người mua, giá một số loại lúa giảm so với tháng trước. Cụ thể: tại An Giang giá thu mua lúa IR50404 ướt bình quân ở mức 6.521 đồng/kg, giảm 982 đồng/kg; lúa OM5451 tươi 6.805 đồng/kg, giảm 1.292 đồng/kg. Nguyên nhân giá lúa giảm là do nguồn cung lúa gạo toàn cầu dồi dào, đặc biệt từ các đối thủ lớn như Ấn Độ và Thái Lan.

2. Về rau, củ, quả:

Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương trên cả nước đang tiến hành gieo trồng cây hoa màu. Diện tích khoai lang, đậu tương giảm so với cùng kỳ năm trước do chuyển sang các cây trồng khác như ngô, lạc, rau … cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Số liệu gieo trồng một số cây hằng năm vụ đông xuân (tính đến 20/1/2025)

Tháng 01 năm 2025, do thị trường tiêu thụ giảm nên giá trung bình một số sản phẩm rau, củ, quả
giảm so với tháng 12/2024, cụ thể: Cà chua giống Rita 10.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; ớt
chuông Đà Lạt 20.000 đồng/kg, giảm 5.750; đậu cô ve 10.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg. Một số
mặt hàng nông sản khác có giá tăng, do thị trường tiêu thụ mạnh, cụ thể: Xà lách lolo xanh 15.000
đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; su su 12.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg,…

– Một số loại quả có sản lượng cao tháng 1/2025 như sau:

+ Cam: Ước sản lượng cam tháng 1/2025 đạt 134 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long với 48.9 nghìn tấn, tỉnh Hà Tĩnh với 9,5 nghìn tấn, Hậu Giang với 7,8 nghìn tấn,…

Tháng 01 năm 2025, giá thu mua cam bình quân tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng vào những ngày cuối
năm âm lịch. Cụ thể: Tại Tiền Giang giá thu mua cam bình quân ở mức 17.625 đồng/kg, tăng 989
đồng/kg; Vĩnh Long 5.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg

+ Thanh long: Ước sản lượng tháng 1 đạt 116,7 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận với 70 nghìn tấn, tiếp theo là các tỉnh Tiền Giang với 22 nghìn tấn, Long An với 15 nghìn tấn,…. Giá thu mua thanh long tăng so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh phục vụ cho dịp lễ Tết. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua thanh long ruột đỏ bình quân ở mức 27.750 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg. Tại Tiền Giang giá thu mua thanh long ruột đỏ ở mức 27.375 đồng/kg, tăng 3.375 đồng/kg; giá thanh long ruột trắng 21.625 đồng/kg, tăng 2.810 đồng/kg.

+ Xoài: Ước sản lượng tháng 1 đạt 65,9 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp với 19 nghìn tấn, tiếp theo đến các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Tiền Giang,… Giá xoài tại Tiền Giang tăng so với tháng trước do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh vào những ngày cận Tết. Cụ thể: giá thu mua xoài cát hòa lộc bình quân ở mức 58.750 đồng/kg, tăng 5.524 đồng/kg; giá bình quân xoài cát chu ở mức 31.250 đồng/kg, tăng 1.477 đồng/kg

3. Về cà phê, hạt tiêu:

– Cà phê: giá cà phê trong nước tăng so với tháng 12/2024 do vào cuối vụ thu hoạch, nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ tăng cao trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Cụ thể, giá thu mua cà phê nhân xô bình quân tại Lâm Đồng ở mức 121.250 đồng/kg, tăng 2.433 đồng/kg; tại Đồng Nai 121.642 đồng/kg, tăng 5.142 đồng/kg.

– Hạt tiêu: Ước sản lượng tháng 1 đạt 8 nghìn tấn, tập trung tại các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước, giá tiêu tăng nhẹ so với tháng 12/2024. Hiện tại thị trường tiêu trong nước có xu hướng bình ổn, ít biến động và neo ở mức cao trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua hạt tiêu đen bình quân ở mức 146.250 đồng/kg, tăng 3.250 đồng/kg; tại Bình Phước 146.917 đồng/kg, tăng 817 đồng/kg

4. Về chăn nuôi và các sản phẩm thịt

Chăn nuôi trâu, bò tiếp tục xu hướng giảm, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, người dân mở rộng quy mô đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm

Tốc độ tăng/giảm số lượng gia súc, gia càm cuối tháng 1/2025 so với cùng thời điểm năm trước

– Lợn: Đàn lợn phát triển ổn định nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Tổng số lợn của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 01 đạt 27.167 nghìn con, tăng 3,7% so với cùng thời điểm năm 2024. Giá thịt lợn hơi sau Tết Nguyên đán tăng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
so với tháng 12/2024 do nguồn cung giảm bởi dịch tả lợn châu Phi khiến nhiều địa phương tái đàn
chậm, tâm lý thận trọng của người chăn nuôi càng làm tình trạng thêm nghiêm trọng Giá thịt lợi hơi trên cả nước trong tháng 01/2025 dao động từ 66.000-69.000 đồng/kg.

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tăng cường sử dụng thức ăn chăn nuôi chất lượng cao và ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp duy trì quy mô đàn lợn ổn định mà còn cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.

– Trâu, bò: Đàn trâu, bò giảm ở hầu hết các địa phương do diện tích đồng cỏ chăn nuôi giảm. Tổng số bò của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 01 đạt 6.367 nghìn con, giảm 0,3% so với cùng thời điểm năm 2024, tổng số trâu của cả nước giảm 4,4% so với cùng thời điểm năm 2024.

Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt giảm chủ yếu do điều kiện chăn nuôi khó khăn, chi phí chăn nuôi cao, lợi nhuận mang lại thấp, dẫn đến việc giảm số lượng đầu con. Tuy nhiên, đàn bò sữa vẫn phát triển ổn định.

– Gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tốt nhờ kiểm soát được dịch bệnh. Các cơ sở chăn nuôi giữ ổn định quy mô, nguồn cung thịt và trứng gia cầm đáp ứng đầy đủ cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Tổng số gia cầm của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 01 đạt 565.741 nghìn con, tăng 1,7% so với cùng thời điểm năm 2024

Thị trường gà công nghiệp trên cả nước ghi nhận những biến động đáng chú ý về giá cả và nguồn cung. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá gà công nghiệp lông màu bình quân ở mức 50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; đối với công nghiệp lông trắng ở mức 36.500 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg; Giá thu mua trứng gà t giảm nhẹ so với tháng 12/2024.

Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Tính đến ngày 31/01/2025, cả nước không còn dịch lợn tai xanh; dịch lở mồm long móng còn ở Phú Thọ, Tiền Giang; dịch cúm gia cầm còn ở Tuyên Quang, Tiền Giang; dịch viêm da nổi cục còn ở Quảng Nam; dịch tả lợn châu Phi còn ở 6 địa phương và bệnh dại động vật còn ở 8 địa phương chưa qua 21 ngày

5. Về thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 594,1 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 443,4 nghìn tấn, tăng 0,7%; tôm đạt 56,3 nghìn tấn, tăng 3,1%; thủy sản khác đạt 94,4 nghìn tấn, giảm 0,9%

Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 329,2 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 241,1 nghìn tấn, tăng 5,5%; tôm đạt 46,8 nghìn tấn, tăng 4,9%. Sản lượng cá tra trong tháng ước đạt 102,5 nghìn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước do giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng khuyến khích bà con thả nuôi, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh thu mua, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong dịp đầu năm. Một số địa phương nuôi cá tra trọng điểm có sản lượng thu hoạch đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như Cần Thơ tăng 10,6%, Long An tăng 10,0%, Đồng Tháp tăng 9,0%, An Giang tăng 6,9%. Sản lượng thu hoạch tôm nuôi trong tháng tăng so với cùng kỳ năm trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu. Sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 26,5 nghìn tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 15,3 nghìn tấn tăng 2,7%.

Sản lượng thủy sản tháng 1/2025 (So với cùng kỳ năm 2024)

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 01/2025 ước đạt 264,9 nghìn tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 202,3 nghìn tấn, giảm 4,4%; tôm đạt 9,5 nghìn tấn, giảm 5,0%; thủy sản khác đạt 53,1 nghìn tấn, giảm 5,8%. Sản lượng thủy sản khai thác giảm do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên thời gian đánh bắt trên biển của ngư dân ngắn hơn so với cùng kỳ năm trước, cùng với đó là một số tàu thuyền cũng tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng và chuẩn bị kế hoạch khai thác cho năm mới. Sản lượng thủy sản khai thác biển ước đạt 246,7 nghìn tấn, giảm 4,4%, trong đó: Cá đạt 189,4 nghìn tấn, giảm 4,5%; tôm đạt 8,1 nghìn tấn, giảm 4,7%; thủy sản khác đạt 49,2 nghìn tấn, giảm 5,9%.

Nguồn: Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục Thống kê

 

 

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 07.01.2025

Ngày 07/01/2025, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 03 bản tự công bố sản phẩm của 01 cơ sở.

– Cơ sở: Công ty TNHH sản xuất năm ăn nấm dược liệu Mù Cang Chải

– Địa chỉ: Bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

– Sản phẩm: Nấm tú trân tươi; Nấm hương tươi; Nấm sò tươi

=> Danh sách các bản tự công bố đến ngày 07/01/2025:

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 03.01.2025

Ngày 03/01/2025, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 07 bản tự công bố sản phẩm và 01 thông báo gỡ bỏ 06 bản tự công bố đã nộp từ năm 2020-2022 của 01 cơ sở.

– Tên cơ sở: HTX sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh

– Địa chỉ: Tổ 4, TT Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

– Sản phẩm: Cá Mương sấy hồ Thác Bà Hiền Vinh; Cá rô lọc xương sấy hồ Thác Bà Hiền Vinh; Thịt lợn sấy gác bếp Hiền Vinh; Thịt trâu sấy gác bếp Hiền Vinh; Chẩm chéo; Lạp sườn gác bếp Hiền Vinh; Giấm táo mèo Hiền Vinh

=> Danh sách các bản tự công bố đến ngày 03/01/2025:

Công khai danh sách các cơ sở đã ký cam kết sản xuất kinh doanh an toàn năm 2024

Xác nhận cho 13 cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:

Công khai danh sách các cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận ATTP năm 2024

Năm 2024, thẩm định cho 97 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực phẩm, trong đó có 03[1] cơ sở nộp hồ sơ lần 2. Đã cấp 88 giấy chứng nhận (95 loại hình SXKD) cho 88 cơ sở đạt yêu cầu và 09[2] cơ sở từ chối cấp giấy chứng nhận, phòng đã tham mưu cho lãnh đạo ban hành văn bản trả lời cơ sở theo quy định. Cụ thể các cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận ATTP như sau:

[1] Cơ sở: Đàm Văn Tuấn; Nguyễn Thị Nguyệt (thẩm định lần 2 đạt yêu cầu); Công ty TNHH trà Bách Phương

[2] Gồm: Cơ sở không đủ điều kiện: HTX Bản Mông, HKD Nông Thị Vòng, HTX Thanh niên Lục Yên, HKD Đào Văn Thanh, HTX Minh An, HTX sản xuất chế biến chè búp xanh, HTX Gia Hưng, HKD Thu Khang; Cơ sở từ chối do đã có chứng nhận ISO: Công ty TNHH chế biến chè Hữu Hảo.

Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025

Thực hiện Kế hoạch số 89/KH-SNN ngày 27/12/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái về việc triển khai công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường xây dựng kế hoạch triển khai công tác cải cách hành chính nhà nước (CCHC) năm 2025, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch số 89/KH-SNN ngày 27/12/2024 của Sở NN và PTNT; đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025.

– Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ, sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

– Kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và người dân của đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục được thực hiện nghiêm túc.

  1. Yêu cầu

– Xác định công tác cải cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên, cải cách TTHC và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm.

– Tăng cường nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ. Gắn công tác CCHC với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đảm bảo kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển.

– Bố trí kinh phí, nguồn lực và triển khai đúng, đủ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp điều kiện thực tế của Chi cục.

– Tự kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong CCHC đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ 100% theo kế hoạch; gắn cải cách thủ tục hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

– Chủ động, đề xuất, áp dụng những giải pháp mới để nâng cao chất lượng công tác CCHC.

  1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
  2. Hoàn thành 100% các nhiệm vụ tại Kế hoạch CCHC của Chi cục năm 2024 và các nhiệm vụ được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tại Kế hoạch CCHC của Sở năm 2025.
  3. 100% các văn bản quy phạm pháp luật do Chi cục tham mưu các cấp ban hành, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  4. 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
  5. Đẩy mạnh số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục, đạt tỷ lệ 50% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.
  6. Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.
  7. 100% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; 100% kết quả xử lý hồ sơ TTHC được đồng bộ đầy đủ trên Cổng DVCQG. 100% các giao dịch của Chi cục trên Cổng DVC tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử của ngành được xác thực điện tử.
  8. Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến của Chi cục qua Cổng DVCQG, Cổng DVC tỉnh đạt tối thiểu 10%.
  9. 100% công chức, viên chức của Chi cục được bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về văn hóa giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết công việc, trong đó có ít nhất 40% số công chức, viên chức được được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến.
  10. 100% kiến nghị, phản ánh có liên quan đến ngành của người dân, tổ chức và doanh nghiệp được tiếp nhận, xem xét và kịp thời xử lý theo quy định.
  11. 100% kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra được xử lý theo quy định pháp luật. 90% các quyết định, kết luận sau thanh tra có hiệu lực pháp luật được thực hiện xong theo quy định.
  12. 100% văn bản, hồ sơ công việc được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định).

III. NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành

– Ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, điều hành về triển khai công tác CCHC năm 2025.

– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; những kết quả nổi bật trong công tác CCHC của Sở NN và PTNT bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và các tổ chức đoàn thể, công chức, viên chức, người lao động trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác CCHC; tăng cường hiểu biết về CCHC, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong triển khai CCHC và giám sát quá trình thực hiện CCHC đối với Chi cục.

– Chỉ đạo xây dựng báo cáo kết quả CCHC quý, 6 tháng, năm và đột xuất. Chỉ đạo các phòng thường xuyên, định kỳ thực hiện tự kiểm tra công tác cải cách hành chính đã được phân công.

– Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả CCHC đã đạt được, đồng thời khắc phục những chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa đạt được, nhằm đảm bảo 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành đúng thời hạn, trước thời hạn đề ra đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025.

– Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thực hiện công tác CCHC của Chi cục.

  1. Cải cách thể chế

– Tham mưu các cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Tăng cường rà soát văn bản trong lĩnh vực quản lý thuộc trách nhiệm rà soát của Chi cục, kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý những văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước và tình hình thực tiễn nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ.

– Tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật khi có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành.

– Đăng tải kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo về CCHC của Chi cục lên Cổng thông tin điện tử của đơn vị nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức tiếp cận, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

  1. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)

3.1. Về các TTHC liên quan đến tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp

– Ban hành các kế hoạch về kiểm soát TTHC và rà soát, đánh giá TTHC năm 2024 nội dung đảm bảo chất lượng.

– Rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, không cần thiết, gây vướng mắc, tốn kém cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

– Tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

– Xây dựng báo cáo Sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ (nếu có) và xây dựng quy trình điện tử trong giải quyết TTHC đối với từng TTHC.

3.2. Về các TTHC của Chi cục và TTHC nội bộ

– Rà soát, thống kê các TTHC nội bộ (nếu có) của Chi cục báo cáo Sở theo quy định.

– Rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của ngành.

– Xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ trong Chi cục.

– Rà soát lập danh mục, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến toàn trình, một phần thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

– Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các TTHC để tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

  1. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

– Tiếp tục sắp xếp tổ chức theo hướng giảm đầu mối, theo tinh thần Nghị quyết NQ số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và kết luận của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái và các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.

– Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo quy định.

– Tiếp tục tham mưu việc phân cấp, phân quyền để tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh việc lạm dụng quyền lực.

  1. Cải cách chế độ công vụ

– Tiếp tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ gắn với vị trí việc làm.

– Triển khai kịp thời các quy định về cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức.

– Rà soát, tổng hợp cán bộ, công chức, người lao động tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ, báo cáo Sở NN và PTNT theo quy định.

– Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với kết quả công tác quản lý cán bộ, công chức, người lao động.

– Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, người lao động; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, trì trệ, nhũng nhiễu, cản trở, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC.

  1. Cải cách tài chính công

– Tiếp tục thực hiện các quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

– Thực hiện quản lý tài sản công theo quy định của Luật Quản lý tài sản công năm 2017 và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017.

  1. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

– Tiếp tục thực hiệu quả Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung tổ chức triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các các mô hình, nền tảng số nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành.

– Đảm bảo văn bản đi được xử lý theo quy trình của Phần mềm quản lý công văn, điều hành và được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật).

– Tiếp tục triển khai các TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng DVC tỉnh với Cổng DVCQG; bảo đảm các giao dịch của Chi cục trên Cổng DVC tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh được xác thực điện tử. Thực hiện đầy đủ các nội dung tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

– Tăng cường cử cán bộ, công chức, viên chức đi tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

– Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả gải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Tiếp tục cải thiện cách thức thực hiện, đổi mới phương thức phục vụ của ngành trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích cho tổ chức, cá nhân; tiết kiệm chi phí thời gian và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân trong quá trình thực hiện các TTHC theo quy định.

– Triển khai duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động của Chi cục.

(Có phụ lục các nhiệm vụ cụ thể kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Phòng Hành chính, tổng hợp

– Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc triển khai Kế hoạch CCHC năm 2025 của đơn vị; xây dựng báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC theo quy định

– Tham mưu chỉ đạo điều hành nhiệm vụ CCHC và các lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách thể chế, cải cách tài chính công; tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp.

– Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và thực thi nhiệm vụ, công vụ năm 2025.

– Chủ trì, hướng dẫn các quy trình, thủ tục, hồ sơ xét công nhận sáng kiến theo quy định.

-Tham mưu tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC theo quy định.

  1. Phòng Nghiệp vụ

– Thực hiện đăng tải các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC của Chi cục trên website theo quy định.

– Tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm soát TTHC, kế hoạch thống kê rà soát các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.

– Rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của ngành.

– Xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC nội bộ.

– Tổ chức phổ biến, quán triệt, thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về công tác CCHC, đặc biệt là cải cách TTHC và việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh, các phòng kịp thời báo cáo để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.