Ngày 12/6/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ban hành báo cáo số 71/BC-CLCBTT về kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Kết quả cụ thể như sau:
Về chính quyền số
Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin
– Hiện nay Chi cục có tổng cộng: 16 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay. Các máy tính trang bị đảm bảo an toàn thông tin: sử dụng phần mềm diệt vi rút, hệ thống tường lửa, Phần mềm BKAV; phần mềm kế toán, 100% CBCC thường xuyên cập nhật phần mềm quản lý cán bộ yenbai.vnerp;…
– Tốc độ đường truyền mạng tương đối ổn định: tốc độ PING 4ms, Download TB 86.38 Mbps, Upload TB 89.40 (tại thời điểm kiểm tra).
– Hiện nay đơn vị đang sử dụng phần mềm Voffice trong công tác quản lý văn bản điện tử 100% cán bộ công chức đã được cấp tài khoản để phục vụ công tác, chỉ đạo điều hành; sử phần mềm quản lý kế toán MISA và 100% CBCC được cấp ký số điện tử.
Tình hình cán bộ, công chức trong đơn vị sử dụng hòm thư công vụ, tình hình triển khai phần mềm Quản lý văn bản
– Thư điện tử: 100% cán bộ, công chức trong cơ quan sử dụng hòm thư điện tử cá nhân, công vụ để gửi, nhận và trao đổi các văn bản, giấy tờ, dự thảo báo cáo… góp phần trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời và nâng cao chất lượng công việc. Đến nay, tất cả các cán bộ, công chức đã được cấp chứng thư số.
– Các phòng, bộ phận đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành mới với tên miền: qlvb.yenbai.gov.vn đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tính liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
– Thực hiện tiếp nhận, giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến về cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản.
Tình hình kết nối với Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (04 TTHC)
+ Cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
+ Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Cấp mới Phiếu xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
+ Cấp lại Phiếu xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Về kinh tế số
– Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo ra sản phẩm hàng hóa, ổn định; đồng thời bảo tồn và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh.
– Đẩy mạnh các mô hình ứng dụng, chuyển giao trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo chuỗi giá trị để sản xuất gắn kết với kinh doanh, đảm bảo kết nối quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ.
– Ứng dụng các kênh bán hàng qua mạng trên các nền tảng số như Tiktok, livestream,… để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ lực của tỉnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm ổn định khâu tiêu thụ các sản phẩm tỉnh Yên Bái.
– Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đặc biệt chú trọng vào các thị trường xuất khẩu.
Về xã hội số
Đánh giá tình hình tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, chỉ đạo điều hành về chuyển đổi số đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người nông dân.
Chi cục đã thực hiện công tác tham mưu, thông tin, tuyên truyền đến các cơ quan chuyên môn các cấp; các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực thi và áp dụng Luật an toàn thực phẩm; các Nghị định, Thông tư chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Thực hiện triển khai tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực sản xuất để thuận lợi trong công tác sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản như: Thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng bao bì sản phẩm dành riêng cho từng loại hình sản phẩm, đặc trưng dễ nhận biết của từng cơ sở sản xuất, chế biến,…
Đánh giá hiện trạng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về Chuyển đổi số cho cán bộ, công chức
Chi cục đã tăng cường thông tin, hướng dẫn để cán bộ, công chức tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng về chuyển đổi số trong lĩnh vực được phân công để nâng cao khả năng phục vụ công việc. 6 tháng đầu năm, thực hiện văn bả số 2413/STTT-CN&CQS của Sở Thông tin và Truyền thông về việc triển khai các khoá bồi dưỡng tập huấn trực tuyến về chuyển đổi số, Chi cục cử 6/6 CBCC tham gia và đã hoàn thành lớp bồi dưỡng chuyển đổi số tỉnh Yên Bái do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Về hạ tầng số
– Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng Internet (phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình; hạ tầng kết nối Internet.
Kết quả thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực xúc tiến thương mại
Chi cục đã phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu lại việc phân bổ kinh phí xúc tiến thương mại lĩnh vực nông nghiệp năm 2024 theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Ngày 14/5/2024, Chi cục đã ban hành Tờ trình số 06/TTr-CLCBTT gửi Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2024. Hiện nay, đang chờ kinh phí được phê duyệt.
Thường xuyên cập nhật bản tin thị trường, tình hình sản xuất, tiêu thụ một số nông sản trên website của Chi cục (đường link: http://chicucclptttyenbai.gov.vn/).
Khó khăn, tồn tại
– Chuyển đổi số là vấn đề mới, các chủ thể tham gia hầu hết là tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ mới bước đầu tiếp cận và hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Các tổ chức, cá nhân đa số chưa được tập huấn, tiếp cận trực tiếp với chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới chỉ hướng tới quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trong nước và theo truyền thống, chưa hướng tới xuất khẩu và quảng bá bằng công nghệ số.
– Việc áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, sử dụng, vận hành thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích…) còn thiếu.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ 06 THÁNG CUỐI NĂM
1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp để nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong tình hình mới.
2. Tiếp tục phối hợp thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kết nối, liên thông các nền tảng dữ liệu số thông qua các hệ thống, nền tảng chia sẻ, tích hợp của tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của quốc gia
3. Tổ chức triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình chuyển đổi số quốc gia và các cơ chế, chính sách của Trung ương về chiến lược phát triển chính phủ số, chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
4. Xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, khai thác, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy người dân và doanh nghiệp triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính.
5. Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu tham mưu và triển khai thực hiện chuyển đổi số.
Tóm lại, để triển khai thực hiện chuyển đổi số, trước mắt, chúng ta phải thay đổi nhận thức của lãnh đạo các cấp; Tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân về lợi ích của ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; Xây dựng các phần mềm để thu thập dữ liệu, rồi tiến đến phân tích dữ liệu đó thành các dữ liệu có ích để phục vụ người sản xuất, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.