Author Archives: Phòng Nghiệp vụ

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 10.6.2024

Ngày 10.6.2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 02 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 02 cơ sở, cụ thể:

  1. Hoàng Tiến Lâm, địa chỉ: tổ 2, phường Hợp Minh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, sản phẩm: Nem nắm.
  2. Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thịnh, địa chỉ: Thôn Mỵ, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, sản phẩm: Macca Hạnh phúc.

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 10/06/2024 như sau:

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP cho các cán bộ công chức phụ trách công tác ATTP ở địa phương

Để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời hoàn thiện kết quả thực hiện chỉ tiêu về nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Ngày 04/6 và ngày 10/62024, Phòng Hành chính – Tổng hợp, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ tố chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm cho các cán bộ công chức phụ trách công tác an toàn thực phẩm ở các xã, phường của TP. Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

Đồng chí Bùi Mạnh Hùng – Chi cục trưởng phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Bùi Mạnh Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhấn mạnh: Chất lượng, An toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi con người, đến sức khoẻ của cộng đồng và lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi của dân tộc. Do vậy vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề phức tạp, đặc biệt nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội. Do đó, những năm qua tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, thành lập các đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý theo quy định.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình – Trưởng phòng HCTH Chi cục truyền đạt các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về ATTP lĩnh vực nông nghiệp

Tại hội nghị, các đại biểu được phổ biến các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Thông qua lớp tập huấn, giúp cho lãnh đạo, cán bộ công chức phụ trách công tác an toàn thực phẩm cấp huyện, cấp xã nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn ở cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm tại mỗi địa phương, góp phần nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Biên tập: Phòng Hành chính – Tổng hợp

Bản tin thị trường nông sản tháng 5/2024

Tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu của ngành nông nghiệp tháng 5/2024:

Về sản phẩm lúa, gạo

 Lúa đông xuân: Vụ lúa đông xuân năm 2024 cả nước gieo cấy được 2.953,6 nghìn ha, tăng 0,9 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước, trong đó: Các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.059,4 nghìn ha, giảm 8,5 nghìn ha; các địa phương phía Nam gieo cấy 1.894,2 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.487,7 nghìn ha, tăng 9 nghìn ha).

Tính đến ngày 15/5/2024, các địa phương phía Nam cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân với diện tích đạt 1.885,6 nghìn ha, chiếm 99,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,5% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.487,5 nghìn ha, chiếm gần 100% diện tích gieo cấy. Năng suất lúa đông xuân ước đạt 72,3 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước.

– Lúa hè thu: Tính đến trung tuần tháng 5, các địa phương phía Nam gieo trồng được 1.059,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 96,1% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 959,7 nghìn ha, bằng 95,1%.

Về xuất khẩu gạo: 5 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xuất khẩu được gần 4,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 2,7 tỷ USD, tăng gần 15% về lượng và tăng tới hợ 38% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm 2024, các bộ, ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm lúa gạo Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thâm nhập, phát triển ở những khu vực, phân khúc thị trường mới, tiềm năng như khu vực thị trường châu Phi, Mỹ Latinh…

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong thời gian qua là vì nhu cầu lương thực tại nhiều quốc gia trên thế giới tăng cao sau khi Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới) cấm xuất khẩu gạo thường. Hiện các thị trường chính như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana… đều tăng mua gạo Việt Nam, đặc biệt là Philippines.

Về sản phẩm rau, củ, quả

Tổng sản lượng rau các loại 5 tháng đầu năm 2024 đạt 8.097 nghìn tấn, dự kiến 6 tháng cuối năm đạt 9.724 nghìn tấn

Giá nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 2,19% so với tháng trước, trong đó giá cà chua tăng 14,2%; rau bắp cải tăng 6,73%; su hào tăng 4,17%; đỗ quả tươi tăng 4,08%; rau gia vị tươi, khô tăng 1,71% do thời tiết nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến nguồn cung rau củ tại nhiều địa phương

Giá quả tươi, chế biến giảm 0,28% so với tháng trước, trong đó giá xoài giảm 0,75%; chuối giảm 0,73%; táo giảm 0,25% do năng suất cây trồng cao nên nguồn cung các loại quả dồi dào

Tình hình giá cả của một số loại quả như sau:

+ Giá nhãn Ido tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm giá xuống gần 50% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, nhãn Ido trái lớn, màu sắc sáng đẹp được thương lái thu mua ở mức 15.000 – 17.000 đồng/kg, còn nhãn loại nhỏ có giá 13.000 – 14.000 đồng/kg.

+ Giá vải thiểu tăng cao dịp Tết Đoan Ngọ, mỗi kg vải thiều được các cửa hàng trái cây bán giá 110.000-150.000 đồng, gấp đôi ngày thường và gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 5, xuất khẩu rau quả đạt 700 triệu USD, tăng 16,1%, lũy kế trong 5 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu rau quảước đạt 2,59 tỉ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường xuất khẩu chủ lực ghi nhận mức tăng trưởng cao phải kể đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Thái Lan. Cục Xuất nhập khẩu nhận định, với đà tăng trưởng như hiện tại, dự báo xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục tăng trưởng khả quan trong năm nay, hoàn thành mục tiêu 6,5 tỉ USD.

Về sản phẩm cà phê

Giá cà phê trong nước trong nước đang bị chững lại, nằm trong khoảng 123.000 – 124.200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 124.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông 124.200 đồng/kg.

Về xuất khẩu: Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, xuất khẩu cà phê tháng 5/2024 của Việt Nam đạt 95 nghìn tấn, trị giá 400 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và giảm 30,2% về giá trị so với tháng 4/2024.

Trong tháng 5/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 71.569 tấn cà phê nhân Robusta, với đơn giá 3.920 USD/tấn và 6.831 tấn cà phê Arabica, đơn giá 3.888 USD/tấn.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 833 nghìn tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng, nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính, tháng 5/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 4.208 USD/tấn, tăng 11,7% so với tháng 4/2024 và tăng 63,6% so với tháng 5/2023

Về sản phẩm hạt tiêu

Giá hạt tiêu ngày 12/6/2024 tiếp tục tăng cao kỷ lục chạm mốc 190.000 đồng/kg. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, song tốc độ tăng sẽ chậm lại. Hiện nguồn cung hồ tiêu thiếu hụt trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ từ các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn được dự báo đều sụt giảm, do tác động của hiện tượng El Nino lẫn suy giảm diện tích canh tác.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, hiện tượng thời tiết hạn hán kéo dài dẫn đến sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam giảm 10% xuống khoảng 170.000 tấn so với năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Trong khi lượng tồn kho từ năm 2023 chuyển sang năm 2024 cũng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Theo bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA): Mặc dù, giá tiêu được dự báo là sẽ tăng lên, nhưng cây tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ một số cây trồng khác, nhất là cây sầu riêng. Trong thời gian qua, nhiều vườn tiêu đã bị nông dân chặt bỏ để thay thế bằng loại cây ăn trái này. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu trong năm nay sẽ ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Giá hạt tiêu Việt Nam được kỳ vọng sẽ khả quan hơn trong thời gian tới.

Sản phẩm Chè

Sản lượng chè 6 tháng đầu năm đạt 560,6 nghìn tấn, giá thu mua chè tháng 5/2024 tại miền Bắc tiếp tục giảm so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Tại vùng chè Phú Lương, Thái Nguyên giá thu mua chè búp tươi bình quân 30.385 đồng/kg, giảm 5.115 đồng/kg so với tháng 4/2024. Tại Lâm Đồng giá chè có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể: giá thu mua chè cành bình quân ở mức 9.800 đồng/kg, ổn định so với tháng trước; chè hạt ở mức 5.688 đồng/kg, tăng 32 đồng/kg.

Thủy sản và sản phẩm thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 801,3 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 573,8 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 110,9 nghìn tấn, tăng 5,8%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 434,8 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 366,5 nghìn tấn, tăng 1,9%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 3.515,2 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 2.570,1 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 408,5 nghìn tấn, tăng 4,3%; thủy sản khác đạt 536,6 nghìn tấn, tăng 2,2%.

Về nuôi trồng thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 5 năm 2024 ước đạt 434,8 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 288,1 nghìn tấn, tăng 2,4%, tôm đạt 97,1 nghìn tấn, tăng 6,2 %.

Nuôi cá tra: Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, sản lượng cá tra 5 tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 666,9 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Nuôi tôm: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 231,8 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 95,6 nghìn tấn, tăng 2,4%.

Về khai thác thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác tháng 5 năm 2024 ước đạt 366,5 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 285,7 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 13,8 nghìn tấn, tăng 2,9%.

Trên thị trường, giá cá tra thu mua tại Đồng bằng sông Cửu Long bình quân tháng 5 dao động quanh mức 27.000 đồng/kg, với loại 0,8-1,1kg; cá nguyên liệu cỡ lớn từ 1,3 kg dao động quanh mức 27.500 đồng/kg. Cụ thể, tại Vĩnh Long giá thu mua giao dịch ở mức 27.500 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg so với tháng 4 năm 2024; An Giang là 27.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg

Giá thu mua tôm thẻ ướp đá tại Đồng bằng sông Cửu Long bình quân tháng 5 tăng so với tháng trước. Cụ thể, tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu mức tăng là 3.000 đồng/kg, đối với loại ướp đá 50-60 con/kg và tăng 2.600 đồng/kg đối với loại 100 con/kg, giao dịch bình quân quanh ngưỡng từ 80.667 đồng – 108.333 đồng/kg.

Trái với đà tăng của tôm thẻ, giá giao dịch tôm sú tháng 5 năm 2024 giảm từ 5.000 đồng – 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Tại Bạc Liêu, giá tôm sú loại 30 con/kg giao dịch bình quân 145.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg, tại Kiên Giang, giá giao dịch 191.000 đồng/kg, giảm 15.429 đồng/kg

Chăn nuôi và sản phẩm thịt

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng có xu hướng giảm. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển khá, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2024 tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2023; tổng số gia cầm tăng 3,3%; tổng số bò giảm 0,8%; tổng số trâu giảm 3,9%.

Giá thịt lợn tháng 5 tăng 1,94% so với tháng trước do nguồn cung thiếu hụt sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023. Tính đến ngày 24/5/2024, giá thịt lợn hơi dao động từ 64.000-68.000 đồng/kg, tăng 3.000-5.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo đó, giá mỡ động vật tăng 1,81%; thịt quay, giò chả tăng 0,56%; thịt chế biến khác tăng 0,17%; thịt hộp tăng 0,16%

Giá thịt gia cầm giảm 0,12% do nguồn cung được bảo đảm, trong đó giá thịt gà giảm 0,22%; trứng các loại giảm 1,01%; thịt bò giảm 0,02%

Lâm nghiệp

Tính chung năm tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 98,2 nghìn ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 37,8 triệu cây, tăng 1,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 7.413,7 nghìn m3, tăng 6,6%; diện tích rừng bị thiệt hại là 652,2 ha, giảm 24,8%, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 376,2 ha, giảm 24,9%; diện tích rừng bị cháy là 285,1 ha, giảm 24,8 lần.

Giá cả thị trường một số hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái tháng 5 năm 2024

BẢNG GIÁ THỊ TRƯỜNG THÁNG 5 NĂM 2024

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 144/BC-STC ngày 4   tháng 6 năm 2024 của Sở Tài chính)

STT Mã hàng hóa Tên hàng hóa, dịch vụ Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, quy cách Đơn vị tính Loại giá Giá kỳ trước Giá kỳ này Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm) (%) Nguồn thông tin Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)=(8-7) (10)=(9/7) (11)

(12)

1 10,001 Gạo tẻ thường Thái Bình đ/kg Giá bán lẻ 16,200 16,200 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại cửa hàng
2 10,002 Gạo tẻ ngon Tám thơm đ/kg Giá bán lẻ 22,100 21,900 (200) (1) Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại cửa hàng
3 10,003 Thịt lợn hơi (Thịt heo hơi) đ/kg Giá bán lẻ 61,000 65,000 4,000 7 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
4 10,004 Thịt lợn nạc thăn (Thịt heo nạc thăn) đ/kg Giá bán lẻ 118,000 123,000 5,000 4 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
5 10,005 Thịt bò thăn Loại 1 hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 250,000 260,000 10,000 4 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
6 10,006 Thịt bò bắp Bắp hoa hoặc bắp lõi, loại 200 – 300 gram/ cái đ/kg Giá bán lẻ 245,000 245,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
7 10,007 Gà ta Còn sống, loại 1,5 – 2kg /1 con hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 135,000 135,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
8 10,008 Gà công nghiệp Làm sẵn, nguyên con, bỏ lòng, loại 1,5 – 2kg /1 con hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 85,000 85,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
9 10,009 Giò lụa Loại 1 kg đ/kg Giá bán lẻ 137,000 140,000 3,000 2 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
10 10,010 Cá quả (cá lóc) Loại  2 con/1 kg hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 92,000 92,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
11 10,011 Cá chép Loại  2 con/1 kg hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 67,000 67,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
12 10,012 Tôm rảo, tôm nuôi nước ngọt Loại 40-45 con/kg đ/kg Giá bán lẻ 239,000 239,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
13 10,013 Bắp cải trắng Loại to vừa khoảng 0,5-1kg/bắp đ/kg Giá bán lẻ 13,000 14,000 1,000 8 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
14 10,014 Cải xanh Cải ngọt hoặc cải cay theo mùa đ/kg Giá bán lẻ 16,000 16,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
15 10,015 Bí xanh Quả từ 1-2 kg hoặc phổ biến đ/kg Giá bán lẻ 15,000 15,000 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
16 10,016 Cà chua Quả to vừa, 8-10 quả/kg đ/kg Giá bán lẻ 17,000 21,000 4,000 24 Do trực tiếp điều tra, thu thập Giá chưa bao gồm VAT, bán tại chợ
17 10,017 Muối hạt Gói 01 kg đ/kg Giá bán lẻ 5,300 5,300 Do trực tiếp điều tra, thu thập Muối thông thường, Giá chưa bao gồm VAT, bán tại cửa hàng
18 10,018 Dầu thực vật Chai 01 lít đ/lít Giá bán lẻ 55,100 55,100 Do trực tiếp điều tra, thu thập Dầu ăn Neptuyn, giá chưa bao gồm VAT, bán tại cửa hàng

Nguồn số liệu: Sở Tài chính tỉnh Yên Bái; Trung tâm thông tin PTNNNT, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Công thương; Tổng cục Thống kê

Tình hình xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và một số thị trường quốc tế

Ai Cập

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam sang thị trường Ai Cập đạt 161,2 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều nhóm hàng xuất khẩu truyền thống giữ được tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước bao gồm cà phê (kim ngạch xuất khẩu 26,7 triệu USD, tăng 53%), hạt tiêu (7,6 triệu USD, tăng 43,4%),… Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu hạt điều đã có sự tăng trưởng trở lại (đạt 4,3 triệu USD, tăng 11%). Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 4 tháng đầu năm 2024 bao gồm thủy sản (8,4 triệu USD, giảm 25,7%), hàng rau quả (3,1 triệu USD, giảm 33,7%), xơ sợi dệt các loại (5,1 triệu USD, giảm 40%) và điện thoại các loại và linh kiện (20,6 triệu USD, giảm 16,3%).

Anh

Theo thống kê sơ bộ của hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng 26,4% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam thặng dư thương mại hơn 2,2 tỷ USD (tăng 34,7% so cùng kỳ 2023).

4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh đạt hơn 2,47 tỷ USD, tăng 30% so cùng kỳ năm 2023. Tất cả các mặt hàng XK của VN đều tăng khá, dẫn đầu là cao su +125,7%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 98,8%; sản phẩm sắt thép +92,9%; điện dây cáp điện 70,6%; máy móc thiết bị dụng cụ 65,7%, cà phê 45,8%; sản phẩm gốm sứ 37,5%; bánh kẹo ngũ cốc 47,5%;  đồ chơi dụng cụ thể thao +33,7%.

Những mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng kim ngạch lớn nhất lần lượt là: Điện thoại các loại và linh kiện 20,8%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 18,7%; Giày dép các loại  12,7%; Hàng dệt, may 8,8%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 8,3%; Hàng thủy sản 3,6%; Gỗ và sản phẩm gỗ 3%, sắt thép các loại 3,6%, cà phê 2%.

Chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Anh vào Việt Nam đạt hơn 238 triệu USD, giảm -2% so 4 tháng 2023.

Argentina

Về cơ cấu nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Nông sản thô và Chế phẩm từ nông sản chiếm tới 99,3% tổng nhập khẩu từ Argentina, lần lượt đạt 518 triệu USD và 483 triệu USD. Xét trên số liệu tổng quan, trong hai nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Argentian là Bột và khô dầu đậu tươngNgô hạt của Argentina, Việt Nam đều là quốc gia nhập khẩu lớn nhất.

Về chiều xuất khẩu của Việt Nam, số liệu INDEC cho thấy đà sụt giảm được ghi nhận trong tất cả các nhóm hàng. Đặc biệt, nhóm hàng Thiết bị và phụ tùng của tư liệu sản xuất giảm tới 92,8% từ 391 triệu USD xuống 28 triệu USD. Trong cùng kỳ năm 2023, nhóm hàng này chiếm tới 72,27% tổng xuất khẩu của Việt Nam.

Nguyên nhân của việc xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh chủ yếu đến từ nhu cầu yếu và các chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ Argentina. Thực tế trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu của Argentina từ thế giới đối với tất cả các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam đều giảm mạnh, bao gồm Thủy sản (12 triệu USD, giảm 46,7%), Cao su và chế phẩm cao su (310 triệu USD, giảm 22,4%), Dệt may (377 triệu USD, giảm 26,8%), Da giày (193 triệu USD; giảm 22,7%), Máy móc và các thiết bị điện tử (1,69 tỷ USD, giảm 33,3%).

Nga

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và LB Nga đạt 1,57 tỷ USD, tăng 55,9% so với cùng kỳ năm 2023.

 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang LB Nga 4 tháng đầu năm đạt 762 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao như: Hàng thủy sản đạt 59,4 triệu USD (tăng 70,1% so với cùng kỳ năm 2023); hạt điều – 23,9 triệu USD (tăng 112,9%); hạt tiêu – 9,9 triệu USD (tăng 121,9%); gạo – 2,7 triệu USD (tăng 285%); bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc – 9,2 triệu USD (tăng 86,8%); hàng dệt may – hơn 259,7 triệu USD (tăng 134,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác – 58,2 triệu USD (tang 68,8%).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga 4 tháng đầu năm 2024 đạt 807 triệu USD, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Những mặt hàng Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ Nga: Than các loại – 391,2 triệu USD (tăng 66%); phân bón các loại – 115,7 triệu USD (tăng 684%); sản phẩm sắt thép – 15,2 triệu USD (tăng 83,2%); cao su 11,8 triệu USD (tăng 46,4%)

Nhật Bản

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản 4 tháng năm 2024 đạt 14,80 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,56 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,23 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản 330,2 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản của một số nhóm hàng 4 tháng năm 2024 như sau:

– Nhóm hàng chế biến, chế tạo: các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: hàng dệt may (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,3%); phương tiện vận tải và phụ tùng 925,4 triệu USD, tăng 5,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (864,7 triệu USD, giảm 2,7%); gỗ và sản phẩm gỗ (541,9 triệu USD, giảm 2,4%); giày dép các loại (334,8 triệu USD, giảm 4,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (436,4 triệu USD, tăng 30,5%); sản phẩm từ chất dẻo (234,1 triệu USD, tăng 2,5%); điện thoại các loại và linh kiện (507,4 triệu USD, tăng 3,5%); hóa chất (120,9 triệu USD, giảm 14,1%); túi xách, ví, vali, mũ và ô dù (113,9 triệu USD, giảm 4,5%)…

– Nhóm hàng nông, thủy sản: hàng thủy sản (441,1 triệu USD, giảm 0,5 %); cà phê (181,1 triệu USD, tăng 84,2%); hàng rau quả (61,4 triệu USD, tăng 13,3%); hạt điều (18,1 triệu USD, giảm 6,3%); hạt tiêu (4,8 triệu USD, tăng 5,5%); cao su (4,8 triệu USD, tăng 16,1%)…

Tình hình nhập khẩu từ Nhật Bản của nhóm hàng nông, thủy sản: các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản (51,4 triệu USD, giảm 8,4%); cao su (50,8 triệu USD, tăng 1,5%)…

Hàn Quốc

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 25,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó:

– Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 8,2 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 6,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới.

– Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 14,7% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.

– Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc có giá trị 8,6 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc như sau: nhóm chế biến, chế tạo (6,9 tỷ USD, tăng 11%); nhóm nông, thuỷ sản (425 triệu USD, tăng 15%); nhóm vật liệu xây dựng (355,2 triệu USD, tăng 11%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (78,4 triệu USD, giảm 17,2%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm: nhóm chế biến, chế tạo (14,7 tỷ USD, tăng 8%); nhóm nông, thuỷ sản (142,4 triệu USD, tăng 14,1%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (958,1 triệu USD, giảm 18,6%); nhóm vật liệu xây dựng (697 triệu USD, giảm 0,2%).

Đức

Về hoạt động xuất nhập khẩu, theo số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức đạt gần 3,65 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 2,57 tỷ USD tăng 2,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt trên 1,07 tỷ USD, giảm 2,6% so với 4 tháng năm 2023.

Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị tăng, cụ thể: thủy sản đạt trên 58 triệu USD, tăng 3,3%; rau quả đạt 19,85 triệu USD tăng 107,1%; hạt điều đạt trên 38,3 triệu USD, tăng 42,4%; cà phê đạt trên 317,84 triệu USD tăng 54,8%; hạt tiêu đạt trên 26,23 triệu USD tăng 147,2%.

Trung Quốc

Về hoạt động xuất nhập khẩu, theo số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức đạt gần 3,65 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 2,57 tỷ USD tăng 2,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt trên 1,07 tỷ USD, giảm 2,6% so với 4 tháng năm 2023.

Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị tăng, cụ thể: thủy sản đạt trên 58 triệu USD, tăng 3,3%; rau quả đạt 19,85 triệu USD tăng 107,1%; hạt điều đạt trên 38,3 triệu USD, tăng 42,4%; cà phê đạt trên 317,84 triệu USD tăng 54,8%; hạt tiêu đạt trên 26,23 triệu USD tăng 147,2%.

Hà Lan

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hà Lan đã có sự khởi sắc trong 4 đầu năm 2024. Kim ngạch thương mại hai chiều 4 tháng năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD, tăng 26 % so với quý 4 tháng năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tăng 26,1 (đạt gần 4 tỷ USD), nhập khẩu tăng 20,9% (đạt gần 224 triệu USD). Một số nhóm mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh như cà phê (123,2%), giày dép (62,5%) và các sản phẩm gỗ (48,9%). Các nhóm mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam như: Thủy sản, hạt điều, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,… có tăng nhưng không nhiều, mặt hàng rau quả xuất sang Hà Lan trong 4 tháng năm 2024 giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan trong 4 tháng năm 2024 tăng trưởng 20,9% so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm mặt hàng nhập khẩu tăng trưởng cao là: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng (842%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (208,3%); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (193,3%).

Nguồn: Các báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại các nước

Danh sách bản tự công bố tính đến ngày 24.5.2024

Ngày 24.5.2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 01 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 01 cơ sở, cụ thể:

  • Tên cơ sở: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bích Diệp, địa chỉ tại tổ 8, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
  • Tên sản phẩm: Mắm tép chưng thịt (Tây Bắc Food)

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 24/05/2024 như sau:

DS các bản tự công bố sản phẩm tính đến 24.05.2024

Yên Bái nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm vì sức khỏe Nhân dân

An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống vì ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Do vậy để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân, đảm bảo sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất lượng, vì sức khỏe người tiêu dùng.

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Yên Bái kiểm tra tháng hành động vì ATTP.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có gần 9.560 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, chủ yếu là các loại hình chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, gạo, măng, chè đen, chè xanh, gia súc, thủy sản, các loại cây ăn quả, mật ong, các sản phẩm chế biến từ thịt như thịt trâu sấy, lợn sấy,…

UBND tỉnh, BCĐ ATTP tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai nhiều hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tăng cường, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP.

Phóng sự nâng cao chất lượng ATTP vì sức khỏe Nhân dân do Đài Truyền hình Yên Bái thực hiện: https://yenbaitv.org.vn/nang-cao-chat-luong-an-toan-thuc-pham-vi-suc-khoe-nhan-dan-99436.media

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh, những năm qua bắt kịp sự phát triển ngày càng nhanh cả về quy mô và số lượng của các đơn vị, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, từ đó đạt được nhiều kết quả trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt hưởng ứng tháng cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

“Hưởng ứng tháng cao điểm về ATTP năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng ATTP như sau: Thứ nhất về công tác tham mưu và ban hành văn bản chỉ đạo điều hành, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan để triển khai công tác về ATTP lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo theo đúng phân cấp tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của UBND tỉnh đồng thời Chi cục đã chủ động ban hành kế hoạch, quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát về ATTP đối với tháng cao điểm này. Thứ hai là về công tác thông tin, tuyên truyền, Chi cục đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm sản tuân thủ đầy đủ các quy định, đảm bảo chất lượng ATTP. Thứ ba là về công tác kiểm tra giám sát, Chi cục tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong đảm bảo chất lượng ATTP, tăng tỷ lệ kiểm tra đột xuất từ 10-15% so với kế hoạch,…”

Bảo đảm ATTP cho cộng đồng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, do đó trong thời gian tới các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thanh tra, kiểm tra, nhất là khâu hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời thường xuyên tuyên truyền để người dân biết cách lựa chọn các thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, hạn chế nguy cơ ngộ độc và các tác động tiêu cực do thực phẩm không an toàn, thực phẩm kém chất lượng gây ra.

Nguồn: Truyền hình Yên Bái

Gạo Việt Nam bất ngờ tăng vọt ở các thị trường cao cấp

Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines và Indonesia, trong những tháng đầu năm nay hạt gạo Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cao cấp tăng đến 3 con số.

EU có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng trong khi thị trường này việc tiêu thụ gạo lại không phổ biến. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2024, Việt Nam đã xuất khẩu vào EU gần 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng đến gần 118% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thị trường Pháp tăng đột biến với 18.200 tấn tương đương giá trị 19,1 triệu USD, tăng gần 180 lần so với cùng kỳ.

Thị phần gạo Việt Nam tại EU tăng từ 1% những năm trước lên 3,1% trong năm 2024. Theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA, EU chỉ cho hạn ngạch thuế quan 0% là 80.000 tấn gạo nhưng chỉ trong 3 tháng Việt Nam đã xuất khẩu tới 46.000 tấn, chiếm hơn 50%. Điều này cho thấy, nhu cầu và tiềm năng của hạt gạo Việt Nam tại thị trường EU còn rất lớn. Các số liệu hải quan của EU cho thấy nhu cầu thị trường này lên đến 3 – 4 triệu tấn gạo/năm.

Tương tự, thị trường châu Mỹ cũng không phải là thế mạnh của hạt gạo Việt Nam nhưng trong 3 tháng đầu năm nay đạt 135.300 tấn; với kim ngạch là 94,5 triệu USD, tăng 299% so với cùng kỳ.

So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ hay Thái Lan thì Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường EU và châu Mỹ nhờ việc đã ký kết các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKFTA, hay CPTPP.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 2,1 triệu tấn gạo, với kim ngạch 1,4 tỉ USD, tăng 12% về lượng và 40% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Thái Lan – đối thủ chính của Việt Nam cũng xuất khẩu gần 2,5 triệu tấn gạo, tăng 19,4%. Đứng sau Việt Nam là Pakistan với gần 2 triệu tấn, tăng 68,5% và Mỹ đạt 800.000 tấn, tăng 90,5%.

Việc các nước xuất khẩu gạo lớn đều tăng cung ngay từ đầu năm cho thấy nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giớ đang ở mức cao. Mặt khác vì nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ vẫn duy trì các chính sách hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Ấn Độ vẫn là nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới với 4,3 triệu tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong giai đoạn tháng 3 – 4 giá gạo thế giới liên tục giảm do Việt Nam và nhiều nước đang vào vụ thu hoạch rộ. Ở thời điểm hiện tại, giá gạo đã tăng nhẹ trở lại. Loại gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan đang ở mức cao nhất 598 USD/tấn, Việt Nam đứng thứ 2 với 587 USD/tấn và Pakistan là 578 USD/tấn.

Nguồn: thanhnien.vn

Hội nghị trực tuyến về Số hóa nông nghiệp với nội dung “Lấy người nông dân là trung tâm và động lực phát triển”

Chiều 14/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị cùng với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng.

(Toàn cảnh Hội nghị “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp)

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là một trong những Hội nghị số hóa đầu tiên về kinh tế ngành trong năm 2024 do Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giao cho các Bộ ban ngành, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu, chuyên gia đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn và đề xuất giải pháp về số hóa nông nghiệp chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, tự động hóa vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiệu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng VSATTP, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc số hóa nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương cũng đối mặt với không ít rào cản và thách thức như nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, sự kết nối chia sẻ, liên kết giữa các bên liên quan còn chưa chặt chẽ.

Để giải quyết những tồn tại trong vấn đề số hóa ngành nông nghiệp, nổi bật nhất là thể chế trong phát triển nông nghiệp và thể chế phát triển số trong nông nghiệp chưa đầy đủ, hạ tầng số trong nông nghiệp còn yếu, nguồn nhân lực thiếu, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ NN&PTNT phải cải cách ngay thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, riêng đối với nông dân càng phải đơn giản hơn.

Nhiệm vụ thứ hai là phải có hệ thống thông tin dữ liệu đồng bộ trong thủ tục hành chính, cổng dịch vụ công và cơ sở dữ liệu điện tử về thủ tục hành chính của ngành nông nghiệp, phải hợp nhất với Cổng dịch vụ công quốc gia trong thời gian sớm nhất, trong khi phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Trong thời gian ngắn nhất, phải định danh được hệ thống tàu thuyền Việt Nam.

Chính phủ kỳ vọng trong tương lai thông tin về ngành nông nghiệp sẽ “muốn gì cũng có”, với tính chuẩn xác, kịp thời và đặc biệt phải dễ hiểu, dễ áp dụng. Để làm được điều đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin như VNPT, FPT, Viettel phải làm vai trò đầu mối chủ trì trên cơ sở những người làm nông nghiệp là bên cung cấp dữ liệu và tìm cách kết nối với nhau.

(Đồng chí PCT Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước phát biểu tại Hội nghị)

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí PCT Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước
cho biết tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập đc Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Trung tâm chuyển đổi số. Tất cả các xã, phường, thị trấn có băng thông rộng cáp quang, sóng 4G được phủ sóng đến 94% dân số. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, để thúc đẩy số hóa nông nghiệp, đồng chí PCT Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị Bộ Nông nghiệp xây dựng và ban hành kiến trúc dữ liệu, nền tảng ngành nông nghiệp đồng thời có các giải pháp để thu thập, quản lý, sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, đồng bộ từ việc theo dõi thời tiết, quản lý sản xuất nông nghiệp đến thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cần tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp, kịp thời, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp đúng hướng và hiệu quả.

Ngoài ra, một trong những hoạt động nổi bật tại Hội nghị lần này là khu vực trưng bày giới thiệu không gian số về các mô hình ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của cộng đồng doanh nghiệp số, các viện, trường, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những sản phẩm công nghệ được xây dựng và phát triển “Make in Vietnam” với mong muốn giải quyết các vấn đề nông nghiệp hiện tại, thúc đẩy số hóa hướng tới một nền nông nghiệp thông minh, trách nhiệm và bền vững.

Nguồn: NLA (Mard.gov.vn); Truyền hình Yên Bái

Ban hành tờ rời tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm 2024

Ngày 22/3/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ban hành Kế hoạch số 21/KH-QLCL về Truyên truyền ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2024.

* Mục đích của Kế hoạch:

– Thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, kiến thức về an toàn thực phẩm; góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
– Việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến về an toàn thực phẩm phải phù hợp, thiết thực và đạt hiệu quả với đối tượng và điều kiện thực tế trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Nội dung thực hiện:

Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tỉnh Yên Bái đã xây dựng 02 tờ rời tuyên truyền về an toàn thực phẩm và đã được Sở Thông tin truyền thông cấp giấy phép xuất bản. Sau đây là nội dung của 02 tờ rời:

  1. Truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn:

2. Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm:

Kế hoạch Chuyển đổi số của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường năm 2024

Ngày 26/4/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường ban hành Kế hoạch số 29/KH-CLCBTT về Chuyển đổi số năm 2024. Theo đó một số nội dung chỉnh như sau:
* Mục đích:
– Tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của Chi cục và các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp, tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số thống nhất, hiệu quả.
– Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; ưu tiên nguồn lực để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian vừa qua, từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao về chuyển đổi số. Từ đó thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.
* Yêu cầu:
– Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số cơ bản, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường.
– Hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số được giao thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường năm 2024.
– Xác định rõ lộ trình, thời gian hoàn thành, trách nhiệm thực hiện và đôn đốc, giám sát đối với các phòng đảm bảo hoàn thành Kế hoạch chuyển đổi số của Chi cục và Chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2024
* Mục tiêu:
1. Phát triển hạ tầng số:
– Tiếp tục quán triệt các phòng và cán bộ công chức sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh đảm bảo hạ tầng mạng khép kín.
– Phối hợp với ban điều hành đô thị thông minh tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện hệ thống giám sát an toàn an ninh mạng (SOC) tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giám sát các hoạt động về an toàn thông tin, thực hiện thu thập và xử lý thông tin từ các hệ thống thông tin chuyên ngành, phục vụ công tác phân tích, xử lý dữ liệu, phát hiện các thông tin xấu độc trên môi trường mạng để kịp thời phòng, chống các mối đe dọa trên không gian mạng của ngành phục vụ hoạt động chuyển đổi số được an toàn, thông suốt.
– Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn triển khai Dự án nâng cấp hệ thống mạng LAN, trang thiết bị công nghệ thông tin theo Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 12/6/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
– Phòng, đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Hành chính – Tổng hợp.
– Phòng phối hợp thực hiện: Phòng Nghiệp vụ.
– Thời gian thực hiện: Năm 2024
2. Phát triển Chính quyền số
– 100% văn bản trao đổi giữa Chi cục với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định).
– 100% công chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản.
– 100% các cuộc họp thường kỳ, chuyên đề của Chi bộ được thực hiện trên nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
– 100% đảng viên trong Chi bộ được cài đặt, sử dụng ứng dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.
– 100% đảng viên, công chức cài đặt và sử dụng thành thạo nền tảng số.
– 100% công chức sử dụng Trợ lý ảo trong tư vấn, hỏi đáp các quy định pháp luật của Trung ương và của tỉnh Yên Bái.
3. Phát triển kinh tế số nông nghiệp
– 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh có đủ điều kiện được đưa lên sàn thương mại điện tử và có phát sinh giao dịch.
– Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
4. Phát triển xã hội số
– 90% công chức và người lao động sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.
– 100% công chức và người lao động cài đặt, sử dụng ứng dụng công dân số Yên Bái-S.
– 100% công chức và người lao động lập hồ sơ sức khoẻ điện tử.
5. Nhân lực số
– Đăng ký/Cử công chức tham gia bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng công nghệ số cơ bản, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu số do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
– 100% cán bộ, công chức được tham gia bồi dưỡng, đạo tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng an toàn thông tin, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số.
6. An toàn thông tin mạng
– Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của Chi cục theo hồ sơ cấp độ đã phê duyệt; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định.
– Đăng ký/Cử công chức kiêm nhiệm về an toàn thông tin tham gia các lớp tập huấn diễn tập thực chiến an toàn thông tin do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
* Tổ chức thực hiện:
1. Các phòng, đảng viên, cán bộ công chức
– Trên cơ sở nhiệm vụ được giao các phòng trực thuộc Chi cục tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này. Báo cáo kết quả thực hiện về phòng Hành chính – Tổng hợp lồng ghép với báo cáo năm của phòng để tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
– Yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của Chi cục tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, chuyển đổi số khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Thực hiện sử dụng công dân số Yên Bái – S, cập nhật phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ và thực hiện ký số cá nhân; lập hồ sơ sức khoẻ điện tử của mình khi có hướng dẫn; tham gia đầy đủ các cuộc thi; tăng cường sử dụng Trợ lý ảo trong tư vấn, hỏi đáp các quy định pháp luật của Trung ương và của tỉnh Yên Bái.
2. Phòng Hành chính – Tổng hợp đôn đốc các phòng và cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này; tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện trong đơn vị (định kỳ hoặc đột xuất) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường yêu cầu các phòng, cá bộ, công chức và người lao động tổ chức triển khai thực hiện./.