Tag Archives: Xuất khẩu

Tình hình xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và một số thị trường quốc tế

Ai Cập

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam sang thị trường Ai Cập đạt 161,2 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều nhóm hàng xuất khẩu truyền thống giữ được tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước bao gồm cà phê (kim ngạch xuất khẩu 26,7 triệu USD, tăng 53%), hạt tiêu (7,6 triệu USD, tăng 43,4%),… Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu hạt điều đã có sự tăng trưởng trở lại (đạt 4,3 triệu USD, tăng 11%). Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 4 tháng đầu năm 2024 bao gồm thủy sản (8,4 triệu USD, giảm 25,7%), hàng rau quả (3,1 triệu USD, giảm 33,7%), xơ sợi dệt các loại (5,1 triệu USD, giảm 40%) và điện thoại các loại và linh kiện (20,6 triệu USD, giảm 16,3%).

Anh

Theo thống kê sơ bộ của hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng 26,4% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam thặng dư thương mại hơn 2,2 tỷ USD (tăng 34,7% so cùng kỳ 2023).

4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh đạt hơn 2,47 tỷ USD, tăng 30% so cùng kỳ năm 2023. Tất cả các mặt hàng XK của VN đều tăng khá, dẫn đầu là cao su +125,7%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 98,8%; sản phẩm sắt thép +92,9%; điện dây cáp điện 70,6%; máy móc thiết bị dụng cụ 65,7%, cà phê 45,8%; sản phẩm gốm sứ 37,5%; bánh kẹo ngũ cốc 47,5%;  đồ chơi dụng cụ thể thao +33,7%.

Những mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng kim ngạch lớn nhất lần lượt là: Điện thoại các loại và linh kiện 20,8%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 18,7%; Giày dép các loại  12,7%; Hàng dệt, may 8,8%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 8,3%; Hàng thủy sản 3,6%; Gỗ và sản phẩm gỗ 3%, sắt thép các loại 3,6%, cà phê 2%.

Chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Anh vào Việt Nam đạt hơn 238 triệu USD, giảm -2% so 4 tháng 2023.

Argentina

Về cơ cấu nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Nông sản thô và Chế phẩm từ nông sản chiếm tới 99,3% tổng nhập khẩu từ Argentina, lần lượt đạt 518 triệu USD và 483 triệu USD. Xét trên số liệu tổng quan, trong hai nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Argentian là Bột và khô dầu đậu tươngNgô hạt của Argentina, Việt Nam đều là quốc gia nhập khẩu lớn nhất.

Về chiều xuất khẩu của Việt Nam, số liệu INDEC cho thấy đà sụt giảm được ghi nhận trong tất cả các nhóm hàng. Đặc biệt, nhóm hàng Thiết bị và phụ tùng của tư liệu sản xuất giảm tới 92,8% từ 391 triệu USD xuống 28 triệu USD. Trong cùng kỳ năm 2023, nhóm hàng này chiếm tới 72,27% tổng xuất khẩu của Việt Nam.

Nguyên nhân của việc xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh chủ yếu đến từ nhu cầu yếu và các chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ Argentina. Thực tế trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu của Argentina từ thế giới đối với tất cả các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam đều giảm mạnh, bao gồm Thủy sản (12 triệu USD, giảm 46,7%), Cao su và chế phẩm cao su (310 triệu USD, giảm 22,4%), Dệt may (377 triệu USD, giảm 26,8%), Da giày (193 triệu USD; giảm 22,7%), Máy móc và các thiết bị điện tử (1,69 tỷ USD, giảm 33,3%).

Nga

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và LB Nga đạt 1,57 tỷ USD, tăng 55,9% so với cùng kỳ năm 2023.

 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang LB Nga 4 tháng đầu năm đạt 762 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao như: Hàng thủy sản đạt 59,4 triệu USD (tăng 70,1% so với cùng kỳ năm 2023); hạt điều – 23,9 triệu USD (tăng 112,9%); hạt tiêu – 9,9 triệu USD (tăng 121,9%); gạo – 2,7 triệu USD (tăng 285%); bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc – 9,2 triệu USD (tăng 86,8%); hàng dệt may – hơn 259,7 triệu USD (tăng 134,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác – 58,2 triệu USD (tang 68,8%).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga 4 tháng đầu năm 2024 đạt 807 triệu USD, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Những mặt hàng Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ Nga: Than các loại – 391,2 triệu USD (tăng 66%); phân bón các loại – 115,7 triệu USD (tăng 684%); sản phẩm sắt thép – 15,2 triệu USD (tăng 83,2%); cao su 11,8 triệu USD (tăng 46,4%)

Nhật Bản

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản 4 tháng năm 2024 đạt 14,80 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,56 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,23 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản 330,2 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu sang Nhật Bản của một số nhóm hàng 4 tháng năm 2024 như sau:

– Nhóm hàng chế biến, chế tạo: các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: hàng dệt may (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,3%); phương tiện vận tải và phụ tùng 925,4 triệu USD, tăng 5,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (864,7 triệu USD, giảm 2,7%); gỗ và sản phẩm gỗ (541,9 triệu USD, giảm 2,4%); giày dép các loại (334,8 triệu USD, giảm 4,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (436,4 triệu USD, tăng 30,5%); sản phẩm từ chất dẻo (234,1 triệu USD, tăng 2,5%); điện thoại các loại và linh kiện (507,4 triệu USD, tăng 3,5%); hóa chất (120,9 triệu USD, giảm 14,1%); túi xách, ví, vali, mũ và ô dù (113,9 triệu USD, giảm 4,5%)…

– Nhóm hàng nông, thủy sản: hàng thủy sản (441,1 triệu USD, giảm 0,5 %); cà phê (181,1 triệu USD, tăng 84,2%); hàng rau quả (61,4 triệu USD, tăng 13,3%); hạt điều (18,1 triệu USD, giảm 6,3%); hạt tiêu (4,8 triệu USD, tăng 5,5%); cao su (4,8 triệu USD, tăng 16,1%)…

Tình hình nhập khẩu từ Nhật Bản của nhóm hàng nông, thủy sản: các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: hàng thủy sản (51,4 triệu USD, giảm 8,4%); cao su (50,8 triệu USD, tăng 1,5%)…

Hàn Quốc

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 25,1 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó:

– Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 8,2 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 6,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới.

– Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 14,7% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.

– Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc có giá trị 8,6 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc như sau: nhóm chế biến, chế tạo (6,9 tỷ USD, tăng 11%); nhóm nông, thuỷ sản (425 triệu USD, tăng 15%); nhóm vật liệu xây dựng (355,2 triệu USD, tăng 11%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (78,4 triệu USD, giảm 17,2%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm: nhóm chế biến, chế tạo (14,7 tỷ USD, tăng 8%); nhóm nông, thuỷ sản (142,4 triệu USD, tăng 14,1%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (958,1 triệu USD, giảm 18,6%); nhóm vật liệu xây dựng (697 triệu USD, giảm 0,2%).

Đức

Về hoạt động xuất nhập khẩu, theo số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức đạt gần 3,65 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 2,57 tỷ USD tăng 2,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt trên 1,07 tỷ USD, giảm 2,6% so với 4 tháng năm 2023.

Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị tăng, cụ thể: thủy sản đạt trên 58 triệu USD, tăng 3,3%; rau quả đạt 19,85 triệu USD tăng 107,1%; hạt điều đạt trên 38,3 triệu USD, tăng 42,4%; cà phê đạt trên 317,84 triệu USD tăng 54,8%; hạt tiêu đạt trên 26,23 triệu USD tăng 147,2%.

Trung Quốc

Về hoạt động xuất nhập khẩu, theo số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức đạt gần 3,65 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 2,57 tỷ USD tăng 2,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt trên 1,07 tỷ USD, giảm 2,6% so với 4 tháng năm 2023.

Một số mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị tăng, cụ thể: thủy sản đạt trên 58 triệu USD, tăng 3,3%; rau quả đạt 19,85 triệu USD tăng 107,1%; hạt điều đạt trên 38,3 triệu USD, tăng 42,4%; cà phê đạt trên 317,84 triệu USD tăng 54,8%; hạt tiêu đạt trên 26,23 triệu USD tăng 147,2%.

Hà Lan

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hà Lan đã có sự khởi sắc trong 4 đầu năm 2024. Kim ngạch thương mại hai chiều 4 tháng năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD, tăng 26 % so với quý 4 tháng năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tăng 26,1 (đạt gần 4 tỷ USD), nhập khẩu tăng 20,9% (đạt gần 224 triệu USD). Một số nhóm mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh như cà phê (123,2%), giày dép (62,5%) và các sản phẩm gỗ (48,9%). Các nhóm mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam như: Thủy sản, hạt điều, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,… có tăng nhưng không nhiều, mặt hàng rau quả xuất sang Hà Lan trong 4 tháng năm 2024 giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan trong 4 tháng năm 2024 tăng trưởng 20,9% so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm mặt hàng nhập khẩu tăng trưởng cao là: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng (842%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (208,3%); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (193,3%).

Nguồn: Các báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại các nước

Yên Bái: Xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Anh Quốc

Sáng ngày 26/7/2023, được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Công ty cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất hàng sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái sang thị trường Anh Quốc.

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn, có chất lượng, đến nay tỉnh Yên Bái đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh có quy mô lớn với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, gồm: Lương thực có hạt, chè, cây ăn quả, đàn gia súc chính, thuỷ sản, quế, sơn tra, tre măng Bát độ, dâu tằm, gỗ nguyên liệu.

Cùng với đó, các hình thức sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu đi theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cơ bản, VietGAP, GlobalGAP, Organic (hữu cơ)…đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm, áp dụng.

Nhận thấy tiềm năng lợi thế đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phối hợp với Công ty Cổ phần R.Y.B thực hiện giới thiệu, chào hàng đối với trên 30 sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh sang thị trường các nước Châu Âu (Anh Quốc, Pháp, Đức,…), đây là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, sản phẩm của tỉnh đã nhận được phản hồi tốt về phía khách hàng Châu Âu, bước đầu lựa chọn các sản phẩm nông sản chủ lực tiểu biểu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc thuộc các đơn vị như: Doanh nghiệp tư nhân Phương Nhung; HTX quế Khánh Thành; HTX sản xuất chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng; HTX Suối Giàng; HTX Việt Hải Đăng; HTX sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên. Các sản phẩm đã được kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, chỉ tiêu chất lượng, thiết kế bao bì tem nhãn mác theo tiêu chuẩn Châu Âu, hoàn thiện đầy đủ thủ tục giấy tờ cần thiết cho xuất khẩu.

Tuy tổng giá trị hàng hóa chưa cao nhưng có thể nói đây là kết quả bước đầu để đưa chất lượng sản phẩm nông sản đặc sản chủ lực của tỉnh vươn xa ra nước ngoài. Đó là một thành công lớn của ngành nông nghiệp Yên Bái nói chung và của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nói riêng.

Phóng sự đưa tin về buổi lễ do Đài Truyền hình Yên Bái thực hiện:

https://yenbaitv.org.vn/10-san-pham-nong-san-tinh-yen-bai-xuat-khau-sang-thi-truong-anh-92781.media?fbclid=IwAR2HoC50_gyq8E-vYgkfvAnA6Vb4DZ6ndvDc_coujRJADkKH8hMQkjSQ-8Y

Thành quả của sự nỗ lực ấy là sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, tỉnh; Sự vào cuộc của các Sở, ban, ngành, cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm; Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; Sự quan tâm chỉ đạo của Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là sự hướng dẫn, quan tâm của Công ty cổ phần R.Y.B và phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện; phòng Kinh tế thị xã, thành phố.

Nhằm động viên tinh thần, tạo động lực cho các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt là các sản phẩm nông sản đặc sản, chủ lực của tỉnh. Sáng ngày 26/7/2023, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản long trọng tổ chức ” Lễ xuất hàng sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc”

Với sự khởi đầu thuận lợi và đầy phấn khởi này, chúng ta hi vọng nông sản tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục ngày càng phát triển và mở rộng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của đất nước và tỉnh nhà, giúp ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân cũng như khẳng định giá trị bền vững của chất lượng nông sản Yên Bái trên thị trường thế giới.