Author Archives: Phòng Nghiệp vụ

Hàn Quốc chi 4.100 tỷ đồng mua rau quả Việt Nam nửa đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc đã chi hơn 164 triệu USD (4.100 tỷ đồng), để mua rau quả từ Việt Nam, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, trong việc nhập khẩu rau quả Việt, chiếm khoảng 5% tổng thị phần xuất khẩu rau quả.

Ba mặt hàng nông sản chính đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm chuối, xoài và hạt mè. Trong đó, xuất khẩu chuối đạt 35,4 triệu USD, tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu xoài đạt 24 triệu USD, tăng 72%, và hạt mè đạt gần 30 triệu USD, tăng 62%.

Ngoài ra, các mặt hàng khác như thanh long, dưa hấu, nấm hương, sầu riêng và dứa cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ từ 40% đến 217% so với cùng kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu hạnh nhân, một loại hạt của Việt Nam, đạt gần 2 triệu USD, tăng 244 lần.

Xưởng sơ chế chuối của Hoàng Anh Gia Lai (Ảnh: Thi Hà)

Một đại diện doanh nghiệp xuất khẩu chuối tại Gia Lai cho rằng sản phẩm của họ ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Hàn Quốc và đang có mặt rộng rãi tại các chuỗi siêu thị lớn như Lotte Mart. Chuối được trồng ở vùng cao nguyên xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, nổi bật với vỏ dày và vị ngọt đậm.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định quy mô nhập khẩu rau quả từ Hàn Quốc đang không ngừng tăng trưởng. Dự kiến, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Việt Nam của Hàn Quốc sẽ đạt 190 triệu USD và có khả năng tiếp tục tăng mạnh vào dịp lễ tết cuối năm.

Nguồn: Vnexpress.net

Trung Quốc chính thức cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu của Việt Nam

Ngày 19/8/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 03 nghị định thư, theo đó sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu của Việt Nam chính thức được cấp phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

Lễ ký diễn ra nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký. Ảnh: TTXVN

Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Sau lễ ký, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, việc ký kết 3 nghị định thư là kết quả của quá trình trao đổi, đàm phán tích cực của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trong 3 nhóm mặt hàng vừa ký nghị định thư, sầu riêng đông lạnh được xem là sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việc mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm này dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 90%.

Sầu riêng đông lạnh [bao gồm sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ)] là sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng

Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 – 500 triệu USD ngay trong năm 2024 – năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị “tỷ đô” vào năm 2025.

Bên cạnh sầu riêng, dừa tươi cũng là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu lớn. Việc ký nghị định thư đánh dấu sự kết thúc quá trình đàm phán kỹ thuật giữa hai bên, mở ra cơ hội cho dừa tươi Việt Nam tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với diện tích trồng khoảng 175.000 ha, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với việc mở cửa thị trường Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD ngay trong năm 2024, đồng thời dự báo tăng trưởng mạnh vào các năm tiếp theo. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo động lực cho ngành dừa Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Cá sấu là sản phẩm cuối cùng trong danh sách ký kết chiều 19/8, thể hiện sự đa dạng hóa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác trên thế giới.

Ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam đã phát triển trong hơn 30 năm qua. Các sản phẩm từ cá sấu như thịt, da và các bộ phận khác hầu hết đều có giá trị kinh tế cao.

Việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho cá sấu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành này. Đây không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là động lực để ngành nuôi cá sấu Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phúc lợi động vật

Nguồn: Bảo Thắng – nongnghiep.vn

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 19.8.2024

Ngày 19/8/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 05 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 01 cơ sở, cụ thể:

  • Cơ sở: HKD Triệu Thị Thủy
  • Địa chỉ: số nhà 31, ngõ 20, ngách 2, đường Lê Văn Tám, phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
  • Sản phẩm: Ba chỉ gác bếp Long Thủy, Lạp sườn Long Thủy, Sài coọc Long Thủy, thịt lợn sấy Long Thủy, thịt trâu sấy Long Thủy

=> Danh sách bản tự công bố tính đến 19.8.2024 như sau:

Quyết định ban hành Quy trình nội bộ Ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và Quy trình tiếp nhận Bản tự công bố của Chi cục Chất lượng, Chế biến và PTTT tỉnh Yên Bái

Ngày 16/8/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và PTTT tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 80/QĐ-CLCBTT về việc ban hành Quy trình nội bộ Ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và Quy trình tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm.

Các Quy trình được thực hiện từ ngày 14/8/2024, nội dung cụ thể như sau:

1. Quy trình Ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản:

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

2. Quy trình tiếp nhận bản Bản tự công bố sản phẩm:

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bản tin thị trường nông sản tháng 7/2024

Trong 7 tháng năm 2024, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới. Các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc, quyết liệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu đề ra. Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng của nước ta duy trì xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các tháng, quý tiếp theo.

Sau đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản của một số sản phẩm chính:

* Về sản phẩm lúa gạo:

Diện tích gieo trồng lúa cả nước tính đến tháng 7 năm 2024 đạt 6,25 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đạt 25,04 triệu tấn, tăng 2%, trong đó tập trung chủ yếu ở vụ Đông Xuân 2024 (chiếm 80%).

Giá thu mua lúa bình quân tại một số tỉnh ĐBSCL giảm so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: tại An Giang giá thu mua lúa IR50404 ướt bình quân ở mức 6.833 đồng/kg, giảm 442 đồng/kg so với tháng 6/2024; lúa OM5451 tươi 6.889 đồng/kg, giảm 440 đồng/kg; tại Kiên Giang giá thu mua lúa OM5451 bình quân ở mức 6.917 đồng/kg, giảm 658 đồng/kg

* Về sản phẩm rau củ:

Sản lượng rau các loại 7 tháng năm 2024 đạt 11.307 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến sản lượng rau các loại 8 tháng đạt 12.471 nghìn tấn.

Diện tích ngô, lạc và đậu tương tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao; diện tích gieo trồng rau, đậu các loại giảm do thời tiết không thuận lợi. Riêng diện tích khoai lang tăng nhẹ do có nhiều giống khoai lang chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Do thị trường tiêu thụ mạnh nên giá thu mua rau, củ bình quân trong tháng như cà chua, ớt sừng, ớt chuông, đậu cô ve,… đều tăng so với tháng 6/2024. Ví dụ như tại Lâm Đồng: cà chua (giống Rita) 21.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg; ớt sừng 22.500 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; ớt chuông Đà Lạt màu đỏ 31.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; đậu cô ve 15.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg, ngược lại, một số nông sản tiêu thụ giảm nên giá bình quân giảm như: su su, su hào, …đều giảm so với tháng 6/2024, cụ thể: su su 5.500 đồng/kg, giảm 2.500 đồng/kg

* Về một số loại quả:

Sầu riêng: Dự kiến sản lượng sầu riêng tháng 8/2024 đạt 222,5 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở Đắk Lắk , Tiền Giang và Lâm Đồng, dự kiến 8 tháng năm 2024 sẽ đạt 807 nghìn tấn. Tại Tây Nam bộ và Đông Nam Bộ, tháng 7 đang là cuối vụ thu hoạch nên nguồn cung hạn chế, đẩy giá lên cao, cụ thể: Tại Tiền Giang, sầu riêng Ri6 loại 1 bình quân ở mức 73.333 đồng/kg, tăng 7.200 đồng/kg so với tháng 6/2024; sầu riêng Monthong loại 1 bình quân tại ở mức 88.000 đồng/kg, tăng 7.200 đồng/kg.

Thanh long: Sản lượng thanh long dự kiến tháng 8/2024 đạt 59,7 nghìn tấn, chủ yếu nhiều nhất ở Bình Thuận và 8 tháng năm 2024 dự kiến đạt 701,1 nghìn tấn. Tháng 7, giá thu mua thanh long giảm so với tháng trước do bước vào mùa thuận, sản lượng trái tăng trong khi đó vào mùa mưa cây thanh long hay bị nhiễm bệnh, chất lượng quả giảm nên đầu ra khó khăn, cụ thể: tại Tiền Giang giá thu mua thanh long ruột đỏ bình quân ở mức 21.200 đồng/kg, giảm 8.800 đồng/kg so với tháng 6/2024; thanh long ruột trắng bình quân ở mức 18.553 đồng/kg, giảm 5.134 đồng/kg.

Xoài: Sản lượng xoài dự kiến tháng 8 đạt 75,7 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở tỉnh Sơn La, dự kiến sản lượng 8 tháng năm 2024 đạt 797,5 nghìn tấn. Giá thu mua giá xoài tháng 7 ở mức cao so với cùng kỳ năm trước do thời tiết thất thường ảnh hưởng đến sản lượng xoài, ngoài ra nhiều nông dân chuyển sang trồng mít và sầu riêng dẫn đến nguồn cung thấp hơn năm trước, thêm vào đó nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng mạnh nên giá xoài ở mức cao. Cụ thể, tại Tiền Giang giá thu mua xoài Cát Chu bình quân ở mức 44.000 đồng/kg, tăng 933 đồng/kg so với tháng 6/2024; giá thu mua xoài cát Hòa Lộc bình quân ở mức 64.667 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg

Nhãn: Sản lượng nhãn tháng 8 dự kiến đạt 154 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Sơn La và Hưng Yên, dự kiến 8 tháng năm 2024 đạt 432,5 nghìn tấn. Tháng 7 đang vào chính vụ thu hoạch nên giá thu mua bình quân có sự biến động không ổn định. Ví dụ tại Hưng Yên hiện có một số giống nhãn đặc sản như: nhãn cùi cổ, nhãn cùi vân, nhãn đường phèn, được đông đảo khách hàng, thương lái đặt mua, giá thu mua nhãn dao động khoảng 34.000 – 35.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg so với tháng 6/2024; ngược lại. Tại Tiền Giang giá nhãn tiêu da bò loại 1 bình quân ở mức 16.400 đồng/kg, giảm 4.067 đồng/kg; giá nhãn xuống cơm vàng 33.667 đồng/kg, giảm 4.400 đồng/kg.

* Về sản phẩm chè:

Dự kiến sản lượng chè 8 tháng năm 2024 đạt 858,2 nghìn tấn, tập trung nhiều nhất ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng.

Tháng 7 năm 2024, giá chè trên cả nước tiếp tục giữ ổn định so với tháng trước. Tại vùng chè Phú
Lương, Thái Nguyên giá thu mua chè búp tươi bình quân 30.000 đồng/kg, không biến động so với tháng 6/2024. Tại Lâm Đồng giá thu mua chè cành bình quân ở mức 9.800 đồng/kg; chè hạt ở mức 5.600 đồng/kg

* Về chăn nuôi và sản phẩm thịt:

Thịt lợn: Đàn lợn đạt 25.874,2 nghìn con, có xu hướng tăng do thị trường tiêu thụ khá ổn định, giá bán tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2024 tăng khoảng 3% so với cùng thời điểm năm 2023. Gia thu mua lợn hơi bình quân có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm. Cụ thể: giá thu mua lợn hơi bình quân tại Nam Định 62.700 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam giá thu mua lợn hơi cũng cùng xu hướng giảm, tại Đồng Nai ở mức 66.000 đồng/kg, giảm 2.250 đồng/kg; tại An Giang là 64.222 đồng/kg, giảm 3.622 đồng/kg

Thịt bò: Đàn bò trong tháng giảm chủ yếu do điều kiện chăn nuôi khó khăn, chi phí chăn nuôi cao, lợi nhuận mang lại thấp, dẫn đến việc giảm số lượng đầu con. Tổng số bò của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 7 giảm 0,4% so với cùng thời điểm năm 2023. Giá thu mua thịt bò hơi bình quân tại các tỉnh phía Nam không có biến động lớn so với tháng trước. Cụ thể: giá thu mua thịt bò hơi bình quân tại Đồng Nai giao dịch ở mức 75.750 đồng/kg, giữ nguyên so với tháng 6/2024; Vĩnh Long giữ ổn định ở mức 86.000 đồng/kg

Thịt gà: Đàn gia cầm tiếp tục phát triển mạnh do hiện tại chăn nuôi gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu vào thấp vì có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Tổng số gia cầm của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 7 đạt 564.248,2 nghìn con, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gà công nghiệp tại các tỉnh phía Nam tăng so với tháng trước. Cụ thể: giá thu mua gà công nghiệp bình quân tại Đồng Nai ở mức 29.125 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tháng 6/2024; giá thu mua gà công nghiệp lông màu bình quân 48.375 đồng/kg, tăng 254 đồng/kg. Giá trứng gà tăng nhẹ so với tháng trước. Cụ thể: Tại Đồng Nai giá thu mua trứng gà ta bình quân ở mức 28.000 đồng/chục quả, tăng 375 đồng/chục quả so với tháng 6/2024; giá thu mua trứng gà công nghiệp bình quân 23.750 đồng/chục quả, tăng 4.250 đồng/chục quả.

* Về lâm nghiệp:

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 7/2024 ước đạt 13,8 nghìn ha, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 6,5 triệu cây, tăng 4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.945,7 nghìn m3, tăng 7,8%; diện tích rừng bị thiệt hại là 80,5 ha, giảm 61,1%. Tính chung bảy tháng năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 143,4 nghìn ha, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 51,1 triệu cây, tăng 3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 11.943,2 nghìn m3, tăng 7,1%; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.303,0 ha, giảm 5,3%.

* Về sản phẩm thủy sản:

Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 ước đạt 841,1 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 5.225,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 2.922,1 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 2.303,7 nghìn tấn, tăng 0,9%.

Cá tra: Sản lượng cá tra tháng 7 đạt 971 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, tỉnh có sản lượng tăng nhiều nhất là Long An (81,8%), Tiền Giang (49,9%), tỉnh có sản lượng giảm nhiều nhất là Bến Tre (-62,8%). Giá thu mua cá tra tại ĐBSCL duy trì ở mức trầm lắng, dao động ở mức 26.000-27.000 đồng/kg. Cụ thể giá thu mua cá tra cỡ lớn bình quân tại Vĩnh Long ở mức 27.539 đồng/kg, giảm 294 đồng/kg so với tháng 6/2024; tại Đồng Tháp ở mức 26.400 đồng/kg, giảm 460 đồng/kg. Theo khảo sát, các công ty lớn chủ yếu bắt cá nhà nuôi, một số công ty gia công có nhu cầu mua cá cỡ lớn trên 1,2kg song do lượng cá có ít nên giao dịch không tăng mạnh

Cá ngừ: Sản lượng cá ngừ đạt 13.014 nghìn tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá ngừ tăng nhẹ so với tháng trước. Cụ thể: giá cá thu mua cá ngừ đại dương loại 30 kg/con bình quân tại Khánh Hòa ở mức 117.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg so với tháng 6/2024; tại Phú Yên giữ ổn định ở mức 95.000 đồng/kg.

Tôm sú: Sản lượng tôm sú đạt 152 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tỉnh Bạc Liêu tăng nhiều nhất (18,9%), tỉnh Bến Tre giảm nhiều nhất (-13,1%). Giá thu mua tôm sú tại ĐBSCL giảm so với tháng trước do thời tiết mưa nhiều làm chậm tiến độ thu hoạch, thêm vào đó một số ao nuôi gặp sự cố nên tôm không đạt tiêu chuẩn giao về các nhà máy lớn, cụ thể: Giá thu mua tôm sú loại 30 con/kg tại Bạc Liêu bình quân ở mức 155.000 đồng/kg, giảm 1.042 đồng/kg so với tháng 6/2024; tại Kiên Giang 161.667 đồng/kg, giảm 17.083 đồng/kg.

Tôm đang vào vụ nên sản lượng thu hoạch lớn, cùng đó, các công ty thu mua tôm xuất khẩu giảm sản lượng do hoạt động xuất khẩu tôm của doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu thị trường chậm, chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn do giá cước vận tải tăng và thiếu container, căng thẳng Biển Đỏ. Nguồn cung dư thừa khiến giá bán giảm mạnh, điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng duy trì hoạt động bền vững của người nuôi. Theo các chuyên gia, giá tôm nguyên liệu có khả năng sẽ tăng trở lại vào tháng 8 khi qua vụ thu hoạch chính ở các nguồn cung trên thế giới, nhu cầu từ các thị trường tích cực hơn chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm.

* Về xuất khẩu nông lâm thủy sản: 

Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng cao hơn cùng kỳ năm trước đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 lên 34,27 tỷ USD, tăng 18,8%; xuất siêu 9,42 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước ước đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8%; nhập khẩu 24,85 tỷ USD; xuất siêu 9,42 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu của nhóm nông lâm thủy sản trong tháng 7/2024 đạt 5,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng 7/2023; trong đó, nông sản chính 2,62 tỷ USD (tăng 25,2%), lâm sản 1,4 tỷ USD (tăng 15,8%), thủy sản 880 triệu USD (tăng 13,2%), chăn nuôi 47,4 triệu USD (tăng 9,3%). Riêng đầu vào sản xuất 154 triệu USD (giảm 19,9%). Tính chung 7 tháng năm 2024, hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng, đạt 34,27 tỷ USD. Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 18,21 tỷ USD, tăng 23,4%; lâm sản 9,41 tỷ USD, tăng 21,1%; thủy sản 5,29 tỷ USD, tăng 7,3%; chăn nuôi 288 triệu USD, tăng 4,8%. Riêng đầu vào sản xuất 1,07 tỷ USD, giảm 4,2%.

Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Gỗ và sản phẩm gỗ 8,78 tỷ USD (tăng 21,9%); Gạo 3,27 tỷ USD (tăng 25,1%) với lượng 5,18 triệu tấn (tăng 5,8%); Tôm 2 tỷ USD (tăng 7,5%); Cá tra 1,02 tỷ USD (tăng 7,1%).

Về thị trường, giá trị xuất khẩu vào các thị trường đều tăng lên. Trong đó xuất khẩu sang châu Á 16,3 tỷ USD (tăng 16,9%); châu Mỹ 7,9 tỷ USD (tăng 20,5%); châu Âu 4,2 tỷ USD (tăng 29,6%); châu Phi 638 triệu USD (tăng 7,9%) và châu Đại dương 476 triệu USD (tăng 14,2%). Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 21,1%, tăng 21,6%; Trung Quốc chiếm 20,5%, tăng 11,3% và Nhật Bản chiếm 6,6%, tăng 4%.

Bên cạnh đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản từ châu Mỹ và châu Âu tăng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch nhập khẩu nhóm nông lâm thủy sản vào Việt Nam trong 7 tháng qua đạt 24,85 tỷ USD, tăng 8,2%. Trong đó, nông sản 15,27 tỷ USD, tăng 7,6%; sản phẩm chăn nuôi 2,09 tỷ USD, tăng 5,4%; thủy sản 1,44 tỷ USD, giảm 3,8%; lâm sản 1,55 tỷ USD, tăng 20,8%; đầu vào sản xuất 4,48 tỷ USD, tăng 12,3%; muối 21,4 triệu USD, giảm 16,6%.

Về thị trường, giá trị nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ châu Á 7,4 tỷ USD, tăng 10,3%; châu Mỹ 6,3 tỷ USD, tăng 20,5%; châu Đại dương 960 triệu USD, giảm 42,4%; châu Âu 1,1 tỷ USD, tăng 19,6% và châu Phi 798 triệu USD, giảm 25,4%.

Nguồn: Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp; Tổng cục Thống kê; Tạp chí Công thương

Danh sách các bản tự công bố sản phẩm tính đến ngày 13.8.2024

Ngày 13/8/2024, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận 06 bản tự công bố sản phẩm nông sản thực phẩm của 02 cơ sở, cụ thể:

  1. Cơ sở Hộ kinh doanh Huy Phương (Lã Như Huy):
  • Địa chỉ: Tổ 5, phường Cầu Thia, TX Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
  • Sản phẩm: Ruốc tôm ban trắng, thay thế bản tự công bố số 01 ngày 27/7/2021.

2. Công ty TNHH TN Yên Bái:

  • Địa chỉ: Tổ 10, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái
  • Sản phẩm: Trà lá Khôi Nhung; Trà lá ổi; Trà lá tía tô; Trà Táo mèo túi lọc Nga Trương; Trà quế

=> Danh sách các bản tự công bố tính đến ngày 13.8.2024 như sau:

Sản xuất sắn bền vững trên đất dốc các tỉnh phía Bắc

Ngày 9/8, tại Yên Bái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Sản xuất sắn bền vững trên đất dốc các tỉnh phía Bắc.

Toàn cảnh Hội nghị

Sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.

Theo thống kê, năm 2023, tổng diện tích sắn toàn quốc đạt 511.433,4 ha, trong đó diện tích sắn các tỉnh phía Bắc đạt 156,4 nghìn ha (chiếm 30,6% tổng diện tích sắn cả nước); năng suất bình quân đạt 147,2 tạ/ha (bằng 72,4% năng suất sắn cả nước); sản lượng đạt 2.301,5 nghìn tấn (chiếm 22% sản lượng sắn cả nước).

Số liệu báo cáo tổng hợp của Sở NN&PTNT 19 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, tổng diện tích sắn trồng trên đất dốc đạt 130.487,4 ha (chiếm 83,4% tổng diện tích sắn toàn miền),

Theo Tổng cục Hải quan năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn đạt mức cao nhất kể từ năm 2018 đến nay. Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu năm 2023 đạt 441,5 USD/tấn, tăng 2,1% so với năm 2022 và Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,5% về lượng và chiếm 91% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2023 ở mức 438,9 USD/tấn, tăng 1,7% so với năm 2022.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1.269.847 tấn, trị giá 571,313 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 6,65 % về lượng, nhưng tăng 8,08 % về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 452,9 USD/tấn, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng: Thời gian qua, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận cả sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cho thấy sự phát triển sắn ở các tỉnh phía Bắc còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới như: Nhận thức của người dân và một số địa phương về cây sắn còn chưa đồng đều, nhiều nơi vẫn còn coi cây sắn là cây trồng có ảnh hưởng đến chất lượng đất; trồng sắn theo hình thức quảng canh, không đầu tư, sản xuất bị động, liên kết sản xuất thiếu chặt chẽ, đầu tư hạ tầng đối với vùng nguyên liệu còn hạn chế; thiếu đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn trên đất dốc dẫn đến năng suất thấp; còn thiếu cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng sắn, nhiều địa phương chưa thực sự vào cuộc, vẫn chưa đưa cây sắn vào kế hoạch, nghị quyết phát triển của địa phương để định hướng cho việc đầu tư, phát triển ngành hàng sắn…

Các đại biểu có ý kiến, để sản xuất cây sắn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại các tỉnh phía Bắc, cần ban hành quy trình canh tác sắn trên đất dốc theo hướng bền vững, phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sinh thái; tổ chức sản xuất giống sắn sạch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sắn; rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về sắn và sản phẩm sắn; phát triển các quy trình kỹ thuật chế biến sắn và sản phẩm từ sắn phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo tạo thuận lợi cho đầu ra của các vùng trồng sắn trên đất dốc…

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đề nghị trong thời gian tới cần rà soát xây dựng các quy trình sản xuất sắn trên đất dốc theo hướng bền vững và phù hợp với điều kiện sinh thái; các viện, doanh nghiệp trong Hiệp hội Săn Việt Nam tiếp tục nghiện cứu chọn tạo các bộ giống chất lượng hơn với hàm lượng tinh bột cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt hơn; tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững trên đất dốc, có quy trình hoàn thiện để người trồng sắn dễ áp dụng thực tế.

Cùng với đó, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn diện cho người dân và cán bộ kỹ thuật, chính quyền địa phương về vai trò, hiệu quả kinh tế của cây sắn mang lại, tạo động lực để người dân yên tâm sản xuất sắn trên đất dốc bền vững; xây dựng chính sách bài bản, căn cơ, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương để hỗ trợ các nguồn lực về tài chính, kỹ thuật cho người dân…

Nguồn: HNN (tổng hợp)

EU giảm 3.000 lần mức dư lượng 1 hoạt chất trên rau củ

Trong thông báo G/SPS/N/EU/775, EU đề xuất mức dư lượng (MRL) của Zoxamide trên nhiều loại rau củ là 0,01 ppm, dự kiến áp dụng từ tháng 2/2025.

 

Theo Công văn số 393 của Văn phòng SPS Việt Nam gửi Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Cục Thú y, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hội nuôi ong Việt Nam, EU đang lấy ý kiến thành viên WTO đối với các thông báo dự thảo liên quan tới tăng, giảm mức MRL của một số hoạt chất.

Đáng chú ý, mức MRL của Zoxamide trong rau diếp, xà lách, cải bó xôi được EU đề xuất giảm từ 30 ppm xuống còn 0,01 ppm (tương đương 3.000 lần).

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết, 0,01 ppm là mức mặc định được EU áp dụng đối với các hoạt chất mà thị trường này chưa thiết lập MRL và không có trong cơ sở dữ liệu chung.

Zoxamide là thuốc diệt nấm được sử dụng để kiểm soát nhiều loại nấm, bao gồm cả bệnh cháy lá ở khoai tây và cà chua. Thuốc có tác dụng phòng ngừa với đặc tính tồn lưu và hoạt động bằng cách ức chế sự phân chia hạt nhân.

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) đánh giá, không có độc tính cấp tính đáng kể nào được phát hiện về Zoxamide. Tuy nhiên, đây được xem là chất gây mẫn cảm da mạnh và có khả năng gây mẫn cảm khi hít phải.

Ngược với rau diếp, xà lách, cải bó xôi, mức MRL của Zoxamide trên hành, tỏi, cà chua lại được EU nới lỏng. Riêng cà chua tăng 4 lần, từ 0,5ppm lên 2ppm.

Ngoài hoạt chất Zoxamide, EU còn đề xuất điều chỉnh 3 hoạt chất khác, gồm Fenbuconazole,  PenconazoleAcetamiprid trên các sản phẩm như gạo, hạt tiêu, cà phê, mật ong và một số rau củ quả. Tuy nhiên, biên độ nhỏ hơn nhiều so với việc điều chỉnh MRL của Zoxamide trên rau diếp, xà lách, cải bó xôi.

Việc thay đổi MRL của 4 hoạt chất: ZoxamideFenbuconazole, Penconazole và Acetamiprid liên quan đến nhiều sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường EU.

Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục BVTV, Cục Thú y, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hội Nuôi ong Việt Nam nghiên cứu, góp ý và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan được biết để kiểm soát MRL theo quy định của EU.

Thay đổi cụ thể của từng hoạt chất, tham khảo tại đây

(Nguồn: NNVN)

Yên Bái: Triển khai đồng bộ các chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Thực hiện Nghị quyết số 51 của BCH Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành 76 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái.

Tỉnh Yên Bái cũng chỉ đạo thành lập, kiện toàn kịp thời Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thành lập đầy đủ Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số các cấp với 9/9 huyện, thị xã, thành phố và 19/19 sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; các ban chỉ đạo của các hội, đoàn thể, các trường cao đẳng,… Toàn tỉnh hiện có 50 Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số với tổng số 750 thành viên. Các Ban Chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động và duy trì công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo yêu cầu.

Chỉ đạo thành lập 1.529 Tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh với 10.851 thành viên tham gia. Các Tổ chuyển đổi số cộng đồng, Câu lạc bộ chuyển đổi số với nòng cốt là đoàn thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và người dân đam mê, có kỹ năng tốt trong việc tiếp cận sử dụng các nền tảng, công nghệ số; 100% các sở, ban, ngành của tỉnh thành lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ chuyển đổi số. Trong thời gian qua, các Tổ chuyển đổi số cộng đồng, câu lạc bộ chuyển đổi số đã phát huy vai trò là hạt nhân, là cánh tay nối dài giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ sở; trực tiếp giúp cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực về chuyển đổi số, tập trung mạnh vào tuyên truyền nâng cao nhận thức chuyển đổi số, kỹ năng công nghệ số cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt sử dụng các nền tảng số thiết yếu phục vụ cuộc sống.

Cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực về chuyển đổi số, tập trung mạnh vào tuyên truyền nâng cao nhận thức chuyển đổi số, kỹ năng công nghệ số cho người dân

Các cấp chính quyền, địa phương và nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức các hoạt động thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống như: Chương trình tháng cao điểm về chuyển đổi số, tuần cao điểm về chuyển đổi số, ngày hội chuyển đổi số, hướng dẫn người dân cài đặt sử dụng nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái (Yên Bái – S) với 296.168 công dân đã cài đặt ứng dụng, 38.260.571 lượt truy cập; tỷ lệ truy cập thường xuyên đạt 677.360 lượt người/tháng; 80% người dân được tạo lập Hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% cơ sở y tế thực hiện thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 63,3% người dân được xác thực định danh điện tử mức độ 2; ứng dụng quản lý và thanh toán tiền điện, tiền nước; 41 tổ chức đảng với 170 chi bộ và trên 4.000 đảng viên được cài đặt Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái; hướng dẫn người dân cách nhận diện và phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng,…

Một số địa phương đã tổ chức chiến dịch rộng khắp và chỉ đạo các Tổ chuyển đổi số cộng đồng thực hiện đưa nền tảng số đến người dân theo phương châm “đi tận ngõ, gõ tận nhà”. Chỉ đạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình ký kết hợp tác chuyển đổi số với các doanh nghiệp lớn, nổi bật như: Hội nghị ký kết và Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel); Hội nghị ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và nhiều chương trình, hội nghị quan trọng khác.

Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực Nghị quyết 51 đã được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở thực hiện nghiêm túc. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện, uốn nắn, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết, đã có 16/22 mục tiêu vượt và hoàn thành, đạt 72,72% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2025, còn 06/22 mục tiêu đang được các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện (15 mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động: Có 01 mục tiêu vượt kế hoạch, 10 mục tiêu đã hoàn thành kế hoạch, 04 mục tiêu đang trong giai đoạn thực hiện02 mục tiêu phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Có 01 mục tiêu vượt kế hoạch, 01 mục tiêu đang trong giai đoạn thực hiện05 mục tiêu phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách: Có 03 mục tiêu vượt kế hoạch, 01 mục tiêu hoàn thành kế hoạch, 01 mục tiêu đang trong thời gian thực hiện).

Một số điểm nổi bật trong thực hiện mục tiêu Nghị quyết:

(1) Dự án 01 thuộc Đề án Đô thị thông minh tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các hạng mục trọng điểm thuộc dự án đang được khai thác, duy trì ổn định, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng;

(2) Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số có bước tiến vượt bậc, tạo nền móng thúc đẩy chuyển đổi số: Toàn tỉnh đã có 1.336/1.356 thôn/bản/tổ có điện lưới được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, đạt 98,5%, tăng 3,5% so với trước khi thực hiện Nghị quyết. Tỉnh Yên Bái đã triển khai thử nghiệm mạng di động thế hệ 5G tại 03 khu vực trên địa bàn tỉnh:

(3) Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh đạt 79,23%, vượt 29,23% so với mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025;

(4) Tỷ lệ công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử đạt 68,72%, vượt 18,72% so với mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025…

Nguồn: Thanh Bình – CTTĐT

Cập nhật các quy định về nhập khẩu thủy sản của thị trường EU và đăng ký xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thông tin về các quy định cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản đáp ứng yêu cầu của thị trường EU và Trung Quốc.

* Đối với thị trường EU:

Một số yêu cầu đặc thù như sau:

– Thủy sản nuôi: Phải xây dựng, triển khai và được EU công nhận Chương trình giám sát quốc gia về tồn dư hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi.

– Chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV) vào EU phải xây dựng, triển khai và được EU công nhận an toàn vệ sinh vùng thu hoạch.

– Hàng năm, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu phải báo cáo EU kết quả triển khai Chương trình giám sát; định kỳ, cơ quan thẩm quyền EU sẽ sang thanh tra thực tế việc xây dựng và triển khai Chương trình.

– Cơ quan thẩm quyền EU yêu cầu lập danh sách riêng đối với các cơ sở sản xuất đùi ếch, ốc, gelatine/collagen từ nguyên liệu thủy sản.

– Yêu cầu lập danh sách với toàn bộ cơ sở tham gia trong chuỗi: cơ sở thu mua, sơ chế, kho lạnh, cơ sở chế biến, tàu cấp đông, tàu chế biến.

– Quy định về chống khai thác IUU.

– Quy định về điều kiện chung đảm bảo ATTP.

Mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU được thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp chứng thư an toàn thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Các quy định về điều kiện chung đảm bảo ATTP:

Quy định (EC) số 178/2002 đặt ra các nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản về luật thực phẩm và nghĩa vụ của việc kinh doanh thực phẩm trong EU. Quy định này bao gồm các biện pháp phòng ngừa, nguyên tắc về an toàn thực phẩm, các biện pháp khẩn cấp, yêu cầu ghi nhãn, minh bạch, thu hồi và truy xuất nguồn gốc, cũng như trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (FBOs) và Hệ thống Cảnh báo Nhanh về Thực phẩm và Thức ăn Chăn nuôi (RASFF).

Quy định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm đặt ra các yêu cầu về thiết kế thiết bị, đào tạo nhân viên, chất lượng nước, lưu trữ hồ sơ, kiểm soát sâu bệnh, sử dụng hóa chất, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), và xử lý chất thải. Quy định này áp dụng cho tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, từ sản xuất đến tiêu thụ.

Quy định (EC) số 178/2002, còn được gọi là Luật Thực phẩm chung của EU, đặt ra các nguyên tắc và yêu cầu chung về an toàn thực phẩm, bao gồm phòng ngừa, các biện pháp khẩn cấp, ghi nhãn, minh bạch, thu hồi và truy xuất nguồn gốc, cùng với trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (FBOs) và hệ thống cảnh báo nhanh RASFF. Luật này thiết lập các nguyên tắc chung và nghĩa vụ chung cho việc kinh doanh thực phẩm, đồng thời quy định cơ quan an toàn thực phẩm của EU sẽ đảm bảo tính minh bạch qua việc tham vấn công khai.

Quy định EC 852/2004 về vệ sinh thực phẩm đặt ra các yêu cầu về thiết kế thiết bị, đào tạo nhân viên, chất lượng nước, lưu trữ hồ sơ, kiểm soát sâu bệnh, sử dụng hóa chất, HACCP và xử lý chất thải. Quy định này áp dụng cho tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, nhấn mạnh nghĩa vụ của người kinh doanh thực phẩm trong việc đảm bảo vệ sinh.

Quy định EC 853/2004 thiết lập các quy tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm các quy tắc đối với sản phẩm thủy sản. Quy định này xác định rõ sản phẩm “chưa chế biến” và “đã chế biến”, đồng thời yêu cầu phê duyệt và chấp thuận cơ sở để đảm bảo chỉ những cơ sở đã được phê duyệt mới được phép đưa sản phẩm ra thị trường.

Quy định EC 2073/2004 quy định về tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm và Quy định EC 1441/2007 sửa đổi quy định EC 2073/2004. Các quy định này đặt ra các tiêu chuẩn vi sinh cụ thể mà thực phẩm phải tuân thủ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Quy định (EC) 1881/2006 thiết lập mức giới hạn các chất ô nhiễm như kim loại nặng, dioxin, và các chất khác. Quy định EC 2021/1323 sửa đổi EC 1881/2006 liên quan đến mức tối đa của Cadmium trong thực phẩm và EC 2022/617 sửa đổi EC 1881/2006 liên quan đến mức tối đa của thủy ngân trong cá. Theo đó, hàm lượng thủy ngân trong cá từ mức 0,3 đến 1,0 mg/kg tùy thuộc vào loại cá, và hàm lượng thủy ngân trong muối ở mức 0,10 mg/kg.

Quy định (EC) 333/2007 quy định phương pháp lấy mẫu và phân tích các chất gây ô nhiễm chế biến trong thực phẩm, cụ thể là chì, cadmium, thủy ngân, thiếc vô cơ, 3-MCPD và benzo(a)pyrene. Quy định (EU) 2017/644 quy định phương pháp lấy mẫu và phân tích dioxins và PCBs.

Quy định (EC) 470/2009 thiết lập mức giới hạn tối đa dư lượng (MRLs) của các sản phẩm thuốc thú y trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, và Quy định EC 396/2005 thiết lập MRL đối với thuốc trừ sâu. Quy định 37/2010 thiết lập danh sách các chất bị cấm và được phép sử dụng trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Quy định EC 1333/2008 quy định về quản lý và sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm. Quy định này đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với phụ gia thực phẩm như phẩm màu, chất làm dày và hương liệu.

Quy định EC 1169/2011 quy định về thông tin ghi nhãn thực phẩm. Các thông tin bắt buộc phải thể hiện trên nhãn bao gồm: tên của sản phẩm (bao gồm tên thương mại và tên khoa học), danh mục thành phần, thông tin về dị ứng, thực phẩm biến đổi gen, nguồn gốc xuất xứ, khối lượng tịnh, hạn sử dụng, mã số phê duyệt của EU và nhận diện lô

Một số quy định mới của EU về nhập khẩu thủy sản:

EU đã đổi mới hệ thống kiểm soát nhà nước với sáng kiến “Smarter rules for safer food and plant health” (Quy định thông minh hơn cho thực phẩm và sức khỏe thực vật an toàn hơn) nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn trong kiểm soát thực phẩm và sức khỏe thực vật. Ba quy định nền đã được ban hành gồm Quy định kiểm soát nhà nước OCR: (EU) 2017/625; Quy định sức khỏe động vật AHR: (EU) 2016/429; Quy định sức khỏe thực vật PHR: (EU) 2016/2031.

Quy Định (EU) 2017/625 đảm bảo thực hiện luật thực phẩm và chăn nuôi, mở rộng phạm vi và hài hòa hóa quy định đối với sản phẩm động vật, động vật sống, thực vật và thực phẩm nguy cơ cao không có nguồn gốc động vật. Quy định này thay thế Quy định 882/2004, Quy định 854/2004, Chỉ thị 96/23/EC, 97/78/EC và 91/496/EC.

Quy Định (EU) 2019/625, được sửa đổi bởi Quy định 2022/2292, đề ra các điều kiện nhập khẩu đối với các lô hàng sản phẩm có nguồn gốc động vật như thủy sản, NT2MV và sản phẩm composite, áp dụng từ ngày 21/4/2021.

Quy Định (EU) 2019/627 được sửa đổi bởi Quy định 2022/2503, đặt ra các yêu cầu thực hiện kiểm soát đối với NT2MV (Điều 51-65) và các biện pháp kiểm soát thủy sản (Điều 67-71).

Ngoài ra, các yêu cầu về sản phẩm composite cũng được nêu rõ trong Quy định EC Số 2019/625 và 2020/692. Sản phẩm composite là sản phẩm thực phẩm có thành phần chứa cả sản phẩm có nguồn gốc thực vật và sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật, được quy định tại Điều 2 Quy định EU 2019/625. Các mã HS tương ứng bao gồm: 1601, 1602, 1603, 1604, 1605, 1901, 1902, 1905, 2004, 2005, 2103, 2104, 2105, 2106.

Phân loại sản phẩm composite dựa trên rủi ro về sức khỏe cộng đồng và sức khỏe động vật, không dựa trên tỷ lệ phần trăm các thành phần có nguồn gốc động vật như trước đây, được quy định tại Điều 162 và 163 Quy định 2020/692.

Một số điều kiện để được xuất khẩu sản phẩm composite là cơ sở sản xuất phải nằm trong danh sách được EU công nhận. Nếu sản phẩm chứa thịt, sản phẩm từ sữa, trứng và các sản phẩm từ chúng, thì phải được sản xuất từ quốc gia và cơ sở được EU công nhận xuất khẩu (bao gồm chương trình dư lượng, kiểm soát dịch bệnh, v.v…) theo danh sách tại Quy định 2021/405 và 2022/2293.

* Đối với thị trường Trung Quốc:

Để xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc, cơ sở sản xuất phải được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQPM) thẩm định và chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP), đồng thời có tên trong danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Mỗi lô hàng phải được thẩm định và kèm theo chứng thư theo mẫu quy định do NAFIQPM cấp, bao gồm các mẫu tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn sống.

Thị trường Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Chi.

Đăng ký doanh xuất khẩu vào Trung Quốc như sau:

Theo Lệnh 248 ngày 12/4/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc phải thực hiện quy định đăng ký mới. Quy định này yêu cầu các cơ sở phải đăng ký và được cấp phép trước khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Trung Quốc.

Thêm vào đó, Lệnh 249 ngày 14/4/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định về kiểm soát ATTP xuất nhập khẩu yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo ATTP trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu.

Lệnh 248 quy định việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản trên Hệ thống Thương mại Một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Lệnh 248 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản thủy sản, bao gồm cả các sản phẩm tươi, ướp đá và đông lạnh, có nhu cầu xuất khẩu vào Trung Quốc.

Điều kiện đăng ký

– Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý ATTP được GACC đánh giá và công nhận là tương đương với tiêu chuẩn của Trung Quốc.

– Doanh nghiệp phải thiết lập một hệ thống quản lý ATTP hiệu quả, đảm bảo rằng thực phẩm xuất khẩu đáp ứng các quy định về ATTP của Trung Quốc và được giám sát bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia là NAFIQPM.

– Doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu của GACC và cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu về kiểm tra và kiểm dịch.

Đăng ký được thực hiện thông qua hệ thống CIFER tại địa chỉ: https://app.singlewindow.cn/. Quy trình đăng ký bao gồm:

– Doanh nghiệp khai báo thông tin và gửi hồ sơ đăng ký.

– NAFIQAD thẩm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký lên hệ thống.

– Đơn vị tiếp nhận và xử lý đăng ký là Cục An toàn Thực phẩm Xuất Nhập Khẩu, GACC.

– Hồ sơ đăng ký cần được chuẩn bị bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh, bao gồm: Thư giới thiệu của NAFIQAD; bản cam kết của doanh nghiệp; hồ sơ liên quan của doanh nghiệp như giấy phép kinh doanh; biên bản thẩm định điều kiện ATTP của doanh nghiệp.

Sau đó, GACC sẽ thẩm tra, xử lý hồ sơ và thông báo kết quả trên hệ thống CIFER. Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sẽ nhận được số đăng ký tại Trung Quốc. Giấy phép đăng ký có hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày cấp.

Bên cạnh đó, để xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua và tôm hùm sống vào Trung Quốc, cơ sở chế biến phải được NAFIQPM thẩm định và chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Đối với các cơ sở nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, cơ sở phải được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP và vệ sinh thú y, đồng thời cấp mã số; chịu sự giám sát của cơ quan thú y địa phương về các bệnh trong ba giai đoạn nuôi.

Doanh nghiệp cần gửi văn bản đề nghị đăng ký kèm theo bản cung cấp thông tin theo yêu cầu của Trung Quốc. Hồ sơ này có thể được tải xuống từ website của NAFIQPM theo đường link https://nafiqad.gov.vn. NAFIQPM sẽ thẩm tra và gửi văn bản đề nghị cùng hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp cho Vụ Giám sát và Kiểm dịch Động thực vật của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Vụ Giám sát và Kiểm dịch Động thực vật sẽ cập nhật danh sách các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu trên website của GACC; liên kết được đăng tải trên website của NAFIQPM tại địa chỉ https://nafiqad.gov.vn.

Khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam:

Để đảm bảo quy trình đăng ký và xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm quan trọng. Hồ sơ và văn bản gửi kèm phải là bản gốc và kèm theo bản dịch công chứng nếu bản gốc là tiếng Việt. Thông tin trên các giấy tờ, bao gồm tên, địa chỉ của doanh nghiệp, phải trùng khớp với nhau để tránh các sai sót.

Các doanh nghiệp cần nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên CIFER trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng trước khi hết hạn đăng ký. Việc thực hiện kịp thời và đúng quy định của GACC sẽ giúp hạn chế các ách tắc thương mại và đảm bảo hoạt động xuất khẩu không bị ảnh hưởng.

Nguồn: nongnghiep.vn